Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 7790 Lượt xem

Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Đây là nguyên tắc hiến định bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được tiếp tục ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của tố tụng hình sự.

1. Khái niệm nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Bộ luật hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 23 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm dưới bất kỳ hình thức nào thì tùy tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật”.

2. Bình luận và phân tích nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật trong Bộ luật hình sự năm 2015

Nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật

–  Đây là nguyên tắc hiến định bảo đảm cho việc xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật và được tiếp tục ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản, quan trọng của tố tụng hình sự.

–  Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập. Nội dung này bảo đảm tính khách quan, công bằng của các quyết định do Toà án đưa ra, đề cao trách nhiệm và tính tự chủ của Thẩm phán và Hội thẩm, bảo đảm chất lượng của hoạt động xét xử. Tính độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm thể hiện trong mối quan hệ của họ và Toà án với các cơ quan, với những người khác, trong quan hệ với các cấp xét xử.

–  Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử có nghĩa là khi tiến hành xét xử họ không bị lệ thuộc vào những ý kiến của những cơ quan, tổ chức, người có chức vụ quyền hạn hay một người nào đó, không phụ thuộc vào ý kiến của những cơ quan, những người tiến hành và tham gia tố tụng. Không ai, không một cơ quan, tổ chức nào có quyền can thiệp vào hoạt động xét xử của Thẩm phán và Hội thẩm; không ai, không một tổ chức nào có thể dùng áp lực và tác động đối với họ trong quá trình giải quyết vụ án.

–  Khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm độc lập với nhau. Thẩm phán và Hội thẩm là thành viên của Hội đồng xét xử độc lập với nhau trong việc nghiên cứu hồ sơ, xem xét đánh giá chứng cứ và đưa ra các kết luận về sự việc phạm tội và người thực hiện tội phạm, không lệ thuộc vào quan điểm, chính kiến của thành viên khác trong Hội đồng xét xử. Để bảo đảm sự độc lập của Hội thẩm trong khi xét xử, Bộ luật tố tụng hình sự quy định Thẩm phán phải là người biểu quyết sau cùng để không ảnh hưởng đến tính độc lập của Hội thẩm. Các vấn để của vụ án đều phải được giải quyết bằng cách biểu quyết và quyết định theo đa số. Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử được bảo đảm bằng một loạt các yếu tố, trong đó có các chế độ bổ nhiệm Thấm phán và chế độ bầu Hội thẩm nhân dân; tính tự chủ của họ.

–  Sự độc lập của Thẩm phán và Hội thẩm khi xét xử còn được thể hiện trong quan hệ giữa các cấp xét xử. Toà án cấp trên không được quyết định hoặc gợi ý cho Toà án cấp dưới trước khi xét xử một vụ án cụ thể. Đồng thời, khi xét xử phúc thẩm, giám đốc thẩm, Thẩm phán cũng không bị lệ thuộc bởi các nhận định, những phán quyết của Toà án cấp dưới.

–  Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm chỉ tuân theo pháp luật. Điều này có nghĩa rằng khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân phải tuân thủ, phải dựa vào các quy định của pháp luật để giải quyết vụ án, chứ không được tuỳ tiện, chủ quan trong việc áp dụng pháp luật. Khi thực hiện hoạt động xét xử – hoạt động gắn liền với việc củng cố pháp chế và trật tự pháp luật, Thẩm phán và Hội thẩm càng phải nghiêm chỉnh tuân theo pháp luật.

Pháp luật hình sự và pháp luật tố tụng hình sự là những chuẩn mực, căn cứ để Thẩm phán và Hội thẩm xem xét, đối chiếu với sự việc đã xảy ra, với hành vi được đưa ra xét xử. Trên cơ sở các quy định của pháp luật, Hội đồng xét xử sẽ đưa ra các phán quyết của mình về việc phạm tội và hành vi phạm tội của bị cáo một cách chính xác, phù hợp với diễn biến thực tế của vụ án đã xảy ra. Ngoài việc tuân theo pháp luật khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm không bị phụ thuộc bởi bất kỳ điều kiện nào.

–  Thẩm phán và Hội thẩm độc lập khi xét xử, nhưng độc lập trong khuôn khổ tuân theo pháp luật. Nội dung độc lập khi xét xử và nội dung chỉ tuân theo pháp luật có mối liên hệ rất chặt chẽ và bổ sung cho nhau.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi