Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nguyên tắc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như thế nào?
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1054 Lượt xem

Nguyên tắc giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như thế nào?

Tính pháp chế trong giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội thể hiện ở cả hai khía cạnh là đảm bảo sự đúng đắn, phù hợp về mặt nội dụng trong công tác áp dụng pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh thủ tục giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Những nguyên tắc cơ bản trong giải quyết tranh chấp an sinh xã hội như sau:

Đảm bảo tính pháp chế 

Tính pháp chế, một mặt biểu hiện ở việc tuân theo các quy định hình thức, mặt khác thể hiện ở chất lượng của việc giải quyết tranh chấp. 

Không chỉ trong lĩnh vực giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội mà cả trong lĩnh vực giải quyết tranh chấp khác, tính pháp chế luôn được đặt lên hàng đầu, mặc dù sự biểu hiện về hình thức của nó có thể khác nhau.

Tính pháp chế trong giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội thể hiện ở cả hai khía cạnh: đảm bảo sự đúng đắn, phù hợp về mặt nội dụng trong công tác áp dụng pháp luật và thực hiện nghiêm chỉnh thủ tục giải quyết trên cơ sở các quy định của pháp luật.

Như vậy, từ khi xây dựng các quy định, xây dựng cơ chế pháp lý đến khi đưa các quy định giải quyết tranh chấp an sinh xã hội vào thực tiễn giải quyết các xung đột đều phải thấm nhuần tinh thần pháp chế đó. 

Tính pháp chế hiểu theo nghĩa rộng còn bao hàm cả việc tôn trọng và áp dụng một cách thích hợp các nguyên tắc, các quy phạm quốc tế và khu vực trong việc xây dựng, thực hiện pháp luật về giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội.

Các hình thức và biện pháp giải quyết tranh chấp an sinh xã hội truyền thống và hiện đại được đề cập trong các công ước, hiệp định cần được tôn trọng, nghiên cứu, vận dụng vào việc xem xét, quyết định các vấn đề liên quan đến tranh chấp an sinh xã hội. 

Đảm bảo quyền tự quyết định của các bên tranh chấp 

Mặc dù an sinh xã hội là chính sách đảm bảo cộng đồng, song quan hệ an sinh xã hội là quan hệ có tính độc lập của các bên. Có hai lý do để khẳng định tính độc lập đó.

Thứ nhất, quan hệ an sinh xã hội bao gồm hai bên chủ thể: bên có trách nhiệm (nghĩa vụ) thực hiện hành vi đảm bảo một hoặc nhiều chế độ an sinh xã hội, là cơ quan, tổ chức cụ thể, và một bên là người được thụ hưởng một hoặc một số chế độ an sinh xã hội, cũng phải là đối tượng cụ thể.

Quan hệ đó được xem xét trên phương diện thực tiễn, với tư cách là một quan hệ xã hội chứ không phải được xem xét một cách chung chung là quan hệ giữa “Nhà nước” và “người dân”.

Thứ hai, trong một số chế độ an sinh xã hội, bên thụ hưởng hoặc bên người sử dụng lao động là đối tác của người lao động chính là chủ thể tham gia tạo nên một phần vật chất để giải quyết chế độ đó như các chế độ bảo hiểm xã hội: ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hưu trí, tử tuất, nghỉ dưỡng sức và phục hồi sức khoẻ.

Vì thế, các bên tham gia quan hệ an sinh xã hội có quyền và nghĩa vụ đối xứng nhau về sự đảm bảo xã hội đó. Và khi xảy ra tranh chấp họ có quyền quyết định về các vấn đề liên quan, trong phạm vi quyền và nghĩa vụ của mình. 

Nội dung của nguyên tắc tự định đoạt bao hàm:

– Có quyền yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp, giải quyết theo các quy định của pháp luật; 

– Có quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý từ các cá nhân, cơ quan, tổ chức công hoặc tự để phục vụ cho việc giải quyết tranh chấp; 

– Các bên có quyền quyết định về biện pháp giải quyết tranh chấp;

– Có quyền tham gia quá trình giải quyết tranh chấp;

– Có quyền quyết định về các vấn đề liên quan tới việc giải quyết chế độ, chính sách của các bên. 

Quyền tự định đoạt, trong từng tình huống cụ thể, sẽ được thực hiện thông qua hành vi của một bên hoặc cả hai bên.

Ví dụ: Nếu các bên thống nhất với nhau rằng, việc thương lượng chỉ diễn ra trong phạm vi hai bên, do hai bên tự tổ chức và không cho phép sự can dự của bất kỳ cơ quan pháp luật nào, cũng như sự tham gia của luật sư thì điều đó mặc nhiên triệt tiêu quyền của một bên trong việc đơn phương cần sự trợ giúp của luật sư trong phòng thương lượng.

Bởi vì, khi đã cùng quyết định như vậy, các bên đã “tự định đoạt” ra một nguyên tắc mà chính người tạo ra nó phải tuân thủ trước tiên và không thể cho mình quyền vi phạm nguyên tắc đó. 

Đảm bảo tính nhanh chóng, kịp thời 

Tranh chấp an sinh xã hội gắn với các quyền lợi thiết thân, thậm chí có ý nghĩa rất quan trọng đối với cuộc sống của các đối tượng hưởng chính sách xã hội.

Tranh chấp an sinh xã hội trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tổ chức đời sống của những người bị suy giảm khả năng lao động hoặc mất khả năng lao động hoặc các đối tượng trông chờ chủ yếu vào nguồn trợ cấp xã hội. Nếu không giải quyết kịp thời sẽ ảnh hưởng tới quá trình tổ chức đời sống của các đối tượng đó. 

Mặt khác, việc tranh chấp không chỉ ảnh hưởng tới đời sống (ở khía cạnh đảm bảo vật chất của người hưởng chính sách an sinh xã hội mà còn gây nên những sự hoài nghi, thiểu lòng tin vào việc tổ chức, thực hiện các chế độ, chính sách đó, gây mất ổn định xã hội. 

Tính chất nhanh chóng, kịp thời trong việc giải quyết các tranh chấp an sinh xã hội biểu hiện ở những khía cạnh cơ bản sau đây: 

– Không được kéo dài thời gian trong khi thụ lý, xem xét, giải quyết; 

– Không đùn đẩy trách nhiệm giải quyết vụ việc làm tốn thời gian của người yêu cầu; 

– Tận dụng thời gian để tìm hiểu, xác minh các tình tiết của vụ việc; 

– Giải quyết đúng lúc, đúng thời điểm mà đương sự hoặc các đương sự yêu cầu, đặc biệt là đối với thời điểm nhạy cảm. 

– Trong thực tiễn, có nhiều trường hợp các cá nhân, tổ chức, cơ quan có thẩm quyền đã tiếp nhận hồ sơ, tiếp nhận vụ việc nhưng không kịp thời giải quyết, để vụ việc kéo dài nhiều năm, gây tổn hại lòng tin của nhân dân, gây khó khăn đối với người hưởng chế độ, chính sách.”

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi