Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1990 Lượt xem

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Chào Luật sư, tôi có vay tiền của B và thực hiện việc thế chấp tài sản. Nhưng tài sản hiện nay không phải do tôi giữ mà do người chị của tôi đang giữ. Vậy chị của tôi có những quyền và nghĩa vụ gì ạ? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Điều 324 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người thứ ba giữ tài sản thế chấp

1. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các quyền sau đây:

2. Được khai thác công dụng tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận;

3. Được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có các nghĩa vụ sau đây:

5. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp; nếu làm mất tài sản thế chấp, làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường;

6. Không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp;

7. Giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Bình luận:

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Người thứ ba giữ tài sản thế chấp có những quyền và nghĩa vụ gì?

Khi các bên trong quan hệ thế chấp tài sản thỏa thuận để người thứ ba giữ tài sản, thì người thứ ba được luật định có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

– Về quyền:

Thứ nhất, người thứ ba có quyền khai thác tài sản thế chấp, nếu có thỏa thuận:

Mục đích của thế chấp tài sản là tạo điều kiện cho bên thế chấp khai thác công dụng của tài sản đáp ứng nhu cầu cá nhân, nhu cầu sản xuất kinh doanh… cho nên nếu tài sản do người thứ ba giữ thì các bên có thể thỏa thuận người thứ ba sẽ sử dụng tài sản để thu hoa lợi, lợi tức để bù trừ vào chi phí giữ tài sản thế chấp.

Thứ hai, được trả thù lao và chi phí bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, trừ trường hợp có thỏa thuận khác:

Việc giữ tài sản thế chấp sẽ làm phát sinh nghĩa vụ trông giữ, bảo quản tài sản thế chấp của bên thứ ba (bên giữ). Do đó, nguyên tắc mà Bộ Luật dân sự 2015 quy định là bên giữ được trả thù lao do công sức bỏ ra của bên giữ, chi phí khoản tiền cần được thanh toán vì đã bỏ ra để thực hiện việc bảo quản, gìn giữ tài sản. Trong trường hợp các bên có thỏa thuận khác, việc trả thù lao, chi phí bảo quản có thể không phải thực hiện.

– Về nghĩa vụ

Thứ nhất, bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp, nếu làm mất, mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp thì phải bồi thường.

Loại nghĩa vụ này phù hợp đối với chủ thể thứ ba giữ tài sản nhưng chúng ta vẫn phải loại trừ cho người này khấu hao tự nhiên của tài sản thế chấp hoặc những rủi ro dẫn đến từ yếu tố khách quan hoặc từ các bên trong quan hệ thế chấp do tài sản thế chấp mang lại. Vì có những loại tài sản thế chấp đặc thù lại gắn liền với hợp đồng thế chấp có thời hạn dài.

Ví dụ, thế chấp hàng hóa luân chuyển trong quá trình sản xuất kinh doanh (những mặt hàng ăn uống có hạn sử dụng) mà người thế chấp lại không thực hiện việc luân chuyển và chuyển cho cơ sở thứ 3 trông giũ. Do vậy, đây là loại nghĩa vụ mà người thứ ba cần phải lưu ý khi áp dụng.

Thứ hai, không được tiếp tục khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp.

Bộ luật dân sự quy định nguyên tắc khi các bên áp dụng biện pháp thế chấp là bên giữ tài sản thế chấp được quyền khai thác giá trị sử dụng của tài sản để hưởng những hoa lợi, lợi tức từ tài sản là phù hợp với thực tế. Tuy nhiên, với trường hợp tài sản chuyển cho người thứ ba giữ, ngoài việc quy định họ cũng có quyền khai thác nếu có thỏa thuận nhưng sẽ phải dừng hoạt động này nếu việc tiếp tục khai thác có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản thế chấp cần ghi nhận thêm nghĩa vụ sửa chữa hư hỏng của tài sản thế chấp hoặc nghĩa vụ thông báo cho bên thế chấp, bên nhận thế chấp biết việc tài sản thế chấp có nguy cơ bị tiêu hủy, giảm sút giá trị… nếu không thực hiện nghĩa vụ này phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Thứ ba, giao lại tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp hoặc bên thế chấp theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ này được áp dụng trong trường hợp việc thế chấp chấm dứt hoặc xử lý tài sản thế chấp.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi