Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Người sử dụng lao động không được làm gì khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động
  • Thứ sáu, 22/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4803 Lượt xem

Người sử dụng lao động không được làm gì khi giao kết thực hiện hợp đồng lao động

Điều 20 quy định nhằm loại trừ những yêu cầu không chính đáng từ phía người sử dụng lao động với người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.

 

1.  Quy định của pháp luật lao động về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động: 

Theo quy định Điều 20 Bộ luật lao động 2012 về những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động:

“1.  Giữ bản chính giấy tờ tuỳ thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.

2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.”

 2. Bình luận quy định của pháp luật: 

Những hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động lần đầu tiên được quy định trong Bộ luật Lao động năm 2012, nhằm loại trừ những yêu cầu không chính đáng từ phía người sử dụng lao động đối với người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động.

Thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng lao động cho thấy: việc có giao kết hợp đồng lao động hay không chủ yếu do người sử dụng lao động quyết định; việc thực hiện hợp đồng lao động bao giờ cũng diễn ra trong một quá trình nhất định, không theo dạng “mua đứt, bán đoạn” như kiểu quan hệ dân sự thuần túy; trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, người lao động phải làm việc dưới sự quản lý, điều hành, xử lý vi phạm kỷ luật của người sử dụng lao động, kết quả lao động có được đến đâu, người sử dụng lao động chiếm hữu đến đó (điều này có nghĩa người lao động thường ở thế thụ động trong việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, không được thực hiện hoạt động lao động theo ý muốn của mình)…

Trong quan hệ mua bán, nếu phải thực hiện các biện pháp bảo đảm giao kết, thực hiện hợp đồng cũng là bên mua phải thực hiện, trong khi đó, người lao động lại là “người bán” trong quan hệ mua bán sức lao động. Hơn nữa, nếu chấp nhận việc người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động là đi ngược lại nguyên tắc tự do việc làm, chống lao động cưỡng bức…

Bởi vì, suy cho cùng, các biện pháp mà người sử dụng lao động buộc người lao động thực hiện là để phòng ngừa cản trở người lao động đồng thời làm việc cho người sử dụng lao động khác trong khi đang làm việc cho mình hoặc ép người lao động phải làm việc cho mình trái với ý muốn của họ. Từ những những lý do nêu trên cho thấy không có cơ sở để người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện các biện pháp bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động. Điều quan trọng nữa là, người lao động làm việc dưới sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động. Với quyền năng quản lý, người sử dụng lao động không cần phải buộc người lao động phải thực hiện biện pháp đảm bảo, có chăng ngược lại, người sử dụng lao động mới là người phải bảo đảm đối với người lao động nhằm tránh thất nghiệp, thiếu việc làm, lương thấp, môi trường thiếu an toàn, vệ sinh…

Vì vậy, Điều 20 được coi là điểm tiến bộ của Bộ luật Lao động để tránh sự tranh cãi trong công tác quản lý nhà nước về lao động, đặc biệt là trong công tác giải quyết các tranh chấp lao động có liên quan đến việc người sử dụng lao động đã thực hiện các biện pháp trên đối với người lao động. Tuy nhiên, quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động vẫn chưa đảm bảo kín kẽ, người sử dụng lao động vẫn có thể tìm ra biện pháp bảo đảm khác và yêu cầu người lao động thực hiện mà không bị coi là vi phạm Điều 20 Bộ luật Lao động (ví dụ: biện pháp bảo lãnh).

Cũng cần thấy rằng quy định tại Điều 20 Bộ luật Lao động không loại trừ việc người sử dụng lao động buộc người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm khi người sử dụng lao động giao cho người lao động gần như toàn quyền sử dụng một khối tài sản nào đó của người sử dụng lao động (ví dụ: doanh nghiệp kinh doanh vận tải có thể yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm tài sản là xe ô tô mà doanh nghiệp đã giao cho người lao động). Việc làm này chấp nhận được vì ở đây không phải là bảo đảm cho việc giao kết, thực hiện hợp đồng lao động giữa hai bên, mà chỉ là biện pháp đảm bảo tránh rủi ro đối với tài sản (phá hoại, trộm cắp…) mà người sử dụng lao động đã giao cho người lao động.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi