Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?
  • Thứ ba, 22/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 983 Lượt xem

Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?

Theo quy định tại điều 3, Luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Đóng bảo hiểm xã hội là quyền lợi hợp pháp của mỗi người, nhằm từng bước mở rộng và nâng cao việc bảo đảm vật chất, chăm sóc, phục hồi sức khỏe, góp phần ổn định đời sống cho người lao động và gia đình khi gặp các biến cố hoặc rủi ro nhất định.

Trên tinh thần đó, hầu hết mọi người hiện này đều quan tâm đến bảo hiểm xã hội nhằm bảo đảm an toàn cho bản thân và gia đình. Tuy nhiên, một số người lại cho rằng bảo hiểm xã hội là không cần thiết, vậy Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không. Để giải đáp thắc mắc đó, mời quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của công ty Hoàng Phi.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Trước khi tìm hiểu đóng bảo hiểm xã hội có bắt buộc đối với người lao động không, chúng ra cần hiểu rõ về bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại điều 3, Luật bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Trên cơ sở sự đóng góp vào quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm xã hội là một phương tiện hữu hiệu để đảm bảo ổn định cuộc sống, phòng ngừa rủi ro cho người lao động khi gặp các trường hợp ngoài ý muốn không thể tham gia lao động tạo ra thu nhập chẳng hạn như ốm đau, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết. Với tinh thần đó, bảo hiểm được coi là khoản bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì các lý do nêu trên.

Ở Việt Nam, có hai loại hình bảo hiểm xã hội, đó là:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Vậy, người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không, mời quý bạn đọc theo dõi nội dung tiếp theo để giải đáp thắc mắc.

Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không?

Theo quy định tại khoản 1, điều 2, Luật bảo hiểm xã hội, Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Như vậy, người lao động nếu thuộc các trường hợp nêu trên thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội. Thêm vào đó, đóng bảo hiểm là quyền lợi của người lao động không chỉ mang mục đích phòng ngừa còn góp phần đảm bảo an toàn và ổn định cuộc sống khi gặp phải rủi ro. Chính vì vậy, người lao động cần đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.

Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc

Khi đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, người lao động được hưởng các chế độ sau::

– Ốm đau;

– Thai sản;

– Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Hưu trí;

– Tử tuất.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp đều được hưởng các chế độ nêu trên, người lao động đóng bảo hiểm xã hội chỉ được hưởng khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định. Bên cạnh đó, Luật bảo hiểm xã hội cũng quy định cụ thể mức hưởng, thời gian hưởng đối với từng chế độ.

Người lao động không đóng bảo hiểm xã hội bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ khoản 1 Điều 39 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về trường hợp người lao động không đóng bảo hiểm xã hội như sau:

Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp

1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp, tham gia không đúng đối tượng hoặc tham gia không đúng mức quy định.

Theo đó, nếu người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.

Qua bài viết Người lao động không muốn đóng bảo hiểm xã hội có được không, ta thấy được đóng bảo hiểm xã hội có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với mỗi người lao động nhằm giảm thiểu các rủi ro và đảm bảo an toàn cho họ trong các trường hợp rủi ro ngoài ý muốn. Chính vì vậy, Nhà nước đã quy định các trường hợp người lao động bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội, để đảm bảo tốt nhất quyền lợi của mình người lao động nên tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định. Cảm ơn quý bạn đọc đã theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi