Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Người làm lao động giúp việc gia đình có phải đóng bảo hiểm không?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1834 Lượt xem

Người làm lao động giúp việc gia đình có phải đóng bảo hiểm không?

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, hiện bà đang làm giúp việc cho một gia đình ở quận 5, TP.Hồ Chí Minh. Mẹ tôi có phải tham gia bảo hiểm xã hội không?

Câu hỏi:

Kính gửi công ty Luật Hoàng Phi. Tôi là Bùi Thị Minh, tôi có một thắc mắc xin được Luật sư tư vấn như sau:

Mẹ tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, hiện bà đang làm giúp việc cho một gia đình ở quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh. Công việc hàng ngày của mẹ tôi là nấu ăn ngày 3 bữa cho gia đình chủ, lau dọn vệ sinh và trông 2 cháu nhỏ. Vì gia đình chủ thường xuyên đi làm xa nhà nên để tiện chăm sóc 2 bé, mẹ tôi cũng chủ yếu sống tại đó luôn. Một tháng về nhà chỉ tầm 2 lần vào chủ nhật. Mẹ tôi đã làm việc được hơn 3 tháng rồi. Tôi nghe nói là đối với lao động giúp việc gia đình thì vẫn phải đóng bảo hiểm nhưng hỏi mẹ tôi thì mẹ tôi không nghe gia đình chủ nói về vấn đề này gì cả. Vậy Luật sư cho tôi hỏi trường hợp này mẹ tôi có phải tham gia bảo hiểm xã hội hay không? 

Mong được Luật sư giải đáp. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Điều 179 Bộ luật lao động  2019:

Điều 179. Lao động là người giúp việc gia đình

1. Lao động là người giúp việc gia đình là người lao động làm thường xuyên các công việc trong gia đình của một hoặc nhiều hộ gia đình.

Các công việc trong gia đình bao gồm  công việc nội trợ, quản gia, chăm sóc trẻ, chăm sóc người bệnh, chăm sóc người già, lái xe, làm vườn và các công việc khác cho hộ gia đình nhưng không liên quan đến hoạt động thương mại.

2. Người làm các công việc giúp việc gia đình theo hình thức khoán việc thì không thuộc đối tượng áp dụng của Bộ luật này.”

Như vậy, xét trường hợp của mẹ bạn, công việc hàng ngày của bác là giúp việc gia đình, nội trợ, chăm sóc trẻ con, lau dọn nhà cửa,… việc thực hiện các công việc này không phải theo hình thức khoán việc nên các quy định về quyền lợi và nghĩa vụ của mẹ bạn sẽ áp dụng quy định của pháp luật lao động được quy định trong Bộ luật lao động 2012 và các văn bản pháp lý có liên quan.

Người làm lao động giúp việc gia đình có phải đóng bảo hiểm không?

Người làm lao động giúp việc gia đình có phải đóng bảo hiểm không?

*) Về vấn đề đóng bảo hiểm xã hội của mẹ bạn.

Theo quy định tại Điều 181 Bộ luật lao động 2019 về Nghĩa vụ của người sử dụng lao động như sau:

“1. Thực hiện đầy đủ thỏa thuận đã giao kết trong hợp đồng lao động.

2. Trả cho người giúp việc gia đình khoản tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật để người lao động tự lo bảo hiểm.

3. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người giúp việc gia đình.

4. Bố trí chỗ ăn, ở sạch sẽ, hợp vệ sinh cho người giúp việc gia đình, nếu có thoả thuận.

5. Tạo cơ hội cho người giúp việc gia đình được tham gia học văn hóa, học nghề.

6. Trả tiền tàu xe đi đường khi người giúp việc gia đình thôi việc về nơi cư trú, trừ trường hợp người giúp việc gia đình chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn.”

Đồng thời, tại Điều 19, Điều 20 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định:

Điều 19. Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế thuộc trách nhiệm của người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.”

Điều 20. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi người lao động bị ốm, bị bệnh

1. Trường hợp người lao động sống cùng gia đình người sử dụng lao động bị ốm, bị bệnh, người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nghỉ ngơi, khám, chữa bệnh. Chi phí khám, chữa bệnh do người lao động chi trả, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.

2. Người sử dụng lao động không phải trả lương cho những ngày người lao động phải nghỉ việc do bị ốm, bị bệnh.”

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì ở đây người sử dụng lao động (tức gia đình nhà chủ) không bắt buộc phải đóng bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội cho người giúp việc gia đình (mẹ bạn). Tuy nhiên khi trả lương cho người lao động thì người sử dụng lao động sẽ có trách nhiệm chi trả thêm 1 khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế để người lao động tự lo bảo hiểm.

Việc quy định về chế độ chi trả khoản tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người giúp việc gia đình là một bước tiến đáng kể trong việc xây dựng chính sách bảo vệ quyền lợi của người lao động và đưa giúp việc gia đình trở thành một nghề nghiệp chính thức trong xã hội, được Nhà nước quan tâm và tôn trọng. Đây là cơ sở để bảo vệ người lao động trước pháp luật nếu tranh chấp xảy ra cũng như tạo điều kiện cho người giúp việc gia đình được đóng Bảo hiểm xã hội và Bảo hiểm y tế như các nghề khác.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi