Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người hành nghề mê tín dị đoạn bị xử phạt như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 729 Lượt xem

Người hành nghề mê tín dị đoạn bị xử phạt như thế nào?

Chị gái tôi bị một người phụ nữ lợi dụng lên đồng, giả danh là bị hồn ma nhập có thể nói chuyện qua điện thoại, phán đoán chuyện sắp xảy ra trong xã hội, lôi kéo tin theo và kêu người nhà bạn bè tôi phải tin là có thật.Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của người phụ nữ này có vi phạm pháp luật không? Và hình thức xử phạt như thế nào?

Câu hỏi:

Kính gửi Luật sư Luật Hoàng Phi. Chị gái tôi bị một người phụ nữ lợi dụng lên đồng, giả danh là bị hồn ma nhập có thể nói chuyện qua điện thoại, phán đoán chuyện sắp xảy ra trong xã hội, lôi kéo tin theo và kêu người nhà bạn bè tôi phải tin là có thật. Người nhà tôi ngăn cản chị tôi không cho tiếp xúc với bà đó nhưng bà ấy vẫn lén lúc liên lạc hàng ngày qua điện thoại để lợi dụng lòng tin của chị tôi để trục lợi. Luật sư cho tôi hỏi, hành vi của người phụ nữ này có vi phạm pháp luật không? Và hình thức xử phạt như thế nào để người phụ nữ này không đi lôi kéo chị tôi cũng như mọi người nữa.

Trả lời:

Về câu hỏi của anh, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về xử phạt hành chính.

Theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo quy định:

“Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

a) Lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn, xin xăm, xóc thẻ, yểm bùa, phù chú, truyền bá sấm trạng và các hình thức tương tự khác để trục lợi.”

Theo khoản 4 Điều 15 Nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi này như sau:

“Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này.”

Như vậy, theo như bạn cho biết, người phụ nữ này đã có hành vi lợi dụng hoạt động lên đồng, xem bói, gọi hồn,… và các hình thức tương tự khác để trục lợi. Do vậy, người phụ nữ này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định. Mức phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng. Bên cạnh đó, còn phải buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hoạt động trục lợi này.

Người hành nghề mê tín dị đoạn bị xử phạt như thế nào?

Người hành nghề mê tín dị đoạn bị xử phạt như thế nào?

Thứ hai: Về trách nhiệm hình sự  đối với việc hành nghề mê tín, dị đoan.

Theo quy định tại Điều 320 Bộ luật hình sự 2015 về tội hành nghề mê tín, dị đoan như sau:

“1. Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Làm chết người;

b) Thu lợi bất chính 200.000.000 đồng trở lên;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.”

Như vậy, nếu hành vi bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính hay đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích  mà còn vi phạm thì phải chịu truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hành nghề mê tín, dị đoan. Hình phạt đối với tội này có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù thấp nhất là 6 tháng tù, cao nhất là 10 năm tù, tùy vào mức độ, tính chất hành vi vi phạm. Ngoài ra người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đống đến 50 triệu đồng. Vì vậy, cần phải căn cứ vào hành vi cụ thể của người phụ nữ này thì mới xác định được khung hình phạt và trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi