Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Người chưa thành niên phạm tội chịu mức phạt ra sao?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1144 Lượt xem

Người chưa thành niên phạm tội chịu mức phạt ra sao?

Hoàng Văn Đạt 16 tuổi vào nhà hàng xóm trộm cắp tài sản nhưng chưa kịp lấy đã bị bắt. Xin hỏi trường hợp này Đạt sẽ bị xử lý như thế nào?

Nội dung câu hỏi

Hoàng Văn Đạt, 16 tuổi, trú tại quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh. Do chơi điện tử thiếu tiền, nên ngày 21/12/2015 Đạt đã ăn vào nhà hàng xóm trộm cắp. Tuy nhiên chưa lấy được tài sản, vừa mới vào được nhà, Đạt đã bị chủ nhà phát hiện sau đó đưa lên công an phường. Xin hỏi luật sư trường hợp này Đạt sẽ bị xử lý như thế nào? Có bị đưa vào trường giáo dưỡng hay không?

Trả lời:

Câu hỏi của bạn liên quan đến lĩnh vực tư vấn pháp luật hình sự, luật sư của Luật Hoàng phi xin giải đáp như sau:

Thứ nhất: Về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

Theo tinh thần của Điều 68 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định: Người chưa thành niên phạm tội là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự theo những quy định của pháp luật”.

Căn cứ vào điều 12 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự:

1.  Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.

2.  Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng.

 Người chưa thành niên phạm tội chịu mức phạt ra sao?

Người chưa thành niên phạm tội chịu mức phạt ra sao?

Thứ hai: Về hành vi của Đạt :

Căn cứ vào điều 138  Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội trộm cắp tài sản:

“1,  Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2,  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng…”

Hành vi khách quan của tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản và đặc trưng là được thực hiện ( hành động) một cách lén lút, bí mật. 

Theo như thông tin bạn cung cấp Đạt đã vào nhà hàng xóm với mục đích chiếm đoạt tài sản một cách lén lút tuy nhiên Đạt đã không lấy được tài sản.

Hành vi của Đạt có phạm tội trộm cắp tài sản theo quy định tại Điều 138 hay không? Về vấn đề này, do thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đủ nên chúng tôi chưa thể nhận định được vì phải chứng minh được rất nhiều vấn đề, ví dụ như vào nhà hàng xóm với mục đích gì,  hay Đạt đã từng bị xử phạt hành chính hay bị kết án về các tội chiếm đoạt tài sản hay chưa, giá trị tài sản định chiếm đoạt là bao nhiêu, tài sản là loại tài sản loại gì?..

Trong trường hợp  này Đạt vào nhà hàng xóm để trộm cắp tài sản mà chưa lấy được gì do đó tội trộm cắp tài sản vẫn chưa hoàn thành, tùy vào trường hợp cụ thể mà có thể dừng ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội và phạm tội chưa đạt, và hình phạt sẽ thấp hơn so với điều 138. Căn cứ theo quy định của khoản 2 và khoản 3 Điều 52 Bộ luật Hình sự về quyết định hình phạt trong trường hợp chuẩn bị phạm tội, phạm tội chưa đạt thì mức hình phạt được xác định cụ thể như sau:

“2. Đối với trường hợp chuẩn bị phạm tội, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng là không quá hai mươi năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định.

3,  Đối với trường hợp phạm tội chưa đạt, nếu điều luật được áp dụng có quy định hình phạt cao nhất là tù chung thân hoặc tử hình, thì chỉ có thể áp dụng các hình phạt này trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt không quá ba phần tư  mức phạt tù mà điều luật quy định”.

Như vậy,tùy vào tính chất cũng như mức độ hành vi phạm tội và các tình tiết cụ thể hay giai đoạn phạm tội, tòa án sẽ có hình thức xử lý, loại hình phạt và mức phạt áp dụng phù hợp đối với Đạt.

Thứ ba: Về vấn đề Đạt có phải vào trại cải tạo hay không?

Căn cứ vào khoản 4 điều 69 Bộ luật hình sự quy định:

Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với người chưa thành niên phạm tội, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật này.

Căn cứ vào khoản 1 điều 70 Bộ luật hình sự quy định: 

1. Đối với người chưa thành niên phạm tội, Toà án có thể quyết định áp dụng một trong các biện pháp tư pháp có tính giáo dục, phòng ngừa sau đây:

A) Giáo dục tại xã, phường, thị trấn;

B) Đưa vào trường giáo dưỡng

Như vậy, Tùy vào tính chất cũng như mức độ của hành vi phạm tội Toàn án sẽ xem xét và quyết định Đạt có bị đưa vào trường giáo dưỡng hay không.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi