Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không?
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1605 Lượt xem

Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không?

Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó).

Khi nghỉ việc, có rất nhiều chế độ liên quan đến quyền lợi của người lao động, trong đó bao gồm bảo hiểm y tế. Một trong những vấn đề được nhiều lao động thắc mắc nhất khi nghỉ việc là Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không?. Hãy theo dõi bài viết dưới đây để có lời giải đáp.

Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không?

Căn cứ Điểm 9.7 Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16 tháng 8 năm 2017 quy định về cấp và quản lý thẻ bảo hiểm y tế.

“ 9.7. Khi có phát sinh giảm người lao động, đơn vị phải kịp thời lập danh sách báo giảm gửi cơ quan BHXH qua hệ thống giao dịch điện tử ngay trong tháng (tính đến ngày cuối cùng của tháng đó). Nếu báo giảm sau ngày cuối cùng của tháng giảm thì phải phải đóng hết giá trị thẻ BHYT của tháng kế tiếp và thẻ có giá trị sử dụng hết tháng đó. Cơ quan BHXH không thu hồi thẻ các trường hợp báo giảm.

Ví dụ: Người lao động thôi việc 28/07/2017, đơn vị báo giảm vào ngày 01/08/2017 thì đóng BHYT hết tháng 8/2017; không đóng BHXH, BHTN tháng 8/2017.

“10.3. Khi có phát sinh giảm thì đơn vị báo giảm từ ngày 01 tháng sau, tuy nhiên phải đóng giá trị thẻ BHYT của tháng sau. Trường hợp để không đóng bổ sung giá trị thẻ tháng sau thì đơn vị có thể lập hồ sơ báo giảm tháng sau bắt đầu từ ngày 28 tháng trước, nhưng sau khi báo giảm thì không được báo phát sinh tháng trước.

Ví dụ: Người lao động thôi việc ngày 31/07/2017.

– Nếu đơn vị lập hồ sơ tháng 8/2017, đơn vị báo giảm người lao động từ tháng 8/2017 vào ngày 28/07/2017 thì chỉ đóng BHXH, BHYT, BHTN BH TNLĐ-BNN đến tháng 07/2017 và được sử dụng thẻ BHYT đến 31/07/2017.

Lưu ý: Sau khi lập hồ sơ tháng 8/2017 thì không được lập hồ sơ tháng 07/2017 trong các ngày còn lại của tháng 07/2017.”

Từ quy định trên, có thể thấy, khi phát sinh tăng, giảm người tham gia bảo hiểm y tế thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu đơn vị lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền bảo hiểm y tế của các tháng báo giảm chậm, và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó.

Như vậy, khi người lao động nghỉ việc người sử dụng lao động có trách nhiệm báo giảm người tham gia bảo hiểm y tế. Người lao động sẽ không phải trả lại hay nói cách khác là sẽ không bị thu hồi thẻ bảo hiểm y tế.

Thời hạn sử dụng của thẻ bảo hiểm y tế khi nghỉ việc

Căn cứ Khoản 2 Điều 47 Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 505/QĐ-BHXH ban hành quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế thì  thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng tương ứng số tiền đóng bảo hiểm y tế.

Ngoài ra, như đã đề cập ở trên, khi phát sinh tăng, giảm người tham gia bảo hiểm y tế thì doanh nghiệp phải kịp thời lập danh sách tăng, giảm gửi cơ quan bảo hiểm xã hội. Nếu đơn vị lập danh sách báo giảm chậm thì phải đóng số tiền bảo hiểm  y tế của các tháng báo giảm chậm, và thẻ bảo hiểm y tế có giá trị sử dụng đến hết các tháng đó. Như vậy, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động dã nghỉ việc sẽ có giá trị sử dụng đến hết tháng mà người sử dụng lao động báo giảm người tham gia bảo hiểm y tế.

Tự đóng bảo hiểm y tế sau khi nghỉ việc như thế nào?

Sau khi nghỉ việc, thẻ bảo hiểm y tế của người lao động được cấp tại doanh nghiệp sẽ hết thời hạn sử dụng tại tháng doanh nghiệp báo giảm lao động. Để đảm bảo được hưởng các quyền lợi về bảo hiểm y tế khi đi khám chữa bệnh, người lao động cần tiếp tục tham gia bảo hiểm y tế.

Căn cứ Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP, nếu không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng hoặc do ngân sách nhà nước đóng hoặc hỗ trợ mức đóng, người lao động sau khi nghỉ việc hoàn toàn có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức hộ gia đình.

Bảo hiểm y tế theo hộ gia đình là là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng với các đối tượng theo Luật định để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện. Trong đó, hộ gia đình tham gia bảo hiểm y tế (gọi chung là hộ gia đình) bao gồm toàn bộ người có tên trong sổ hộ khẩu hoặc sổ tạm trú.

Nếu ngay sau khi nghỉ việc mà tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình thì người lao động sẽ được cấp bảo thẻ hiểm y tế mới. Tùy từng trường hợp cụ thể, mức hưởng của bảo hiểm y tế theo hộ gia đình sẽ khác nhau (Chi tiết tại Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP).

Về mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình như sau:

– Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở;

– Người thứ 2, 3, 4 đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

– Từ người thứ 5 trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

Mức lương cơ sở năm 2022 là 1.490.000 đồng/tháng. Do đó, mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2022 như sau:

– Người thứ nhất đóng 67.050 đồng/tháng;

– Người thứ hai, người ba, người thứ tư lần lượt là 46.935 đồng/tháng, 40.230 đồng/tháng, 33.525 đồng/tháng.

– Từ người thứ năm trở đi đóng 26.820 đồng/tháng.

Trình tự, thủ tục tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

Người lao động sau khi nghỉ việc muốn tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình thực hiện theo trình tự, thủ tục sau đây:

Bước 1: Kê khai đầy đủ thông tin vào Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế

Bước 2: Nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội nơi cư trú/đại lý thu

Người dân nộp Tờ khai cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu cùng với các giấy tờ sau: (i) Bản sao Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú; (ii) Bản chính hoặc bản chụp thẻ bảo hiểm y tế của các thành viên khác trong Sổ hộ khẩu/Sổ tạm trú đã có thẻ để xác định giảm trừ mức đóng.

Bước 3: Đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế

Sau khi nộp hồ sơ, người dân đóng tiền tham gia bảo hiểm y tế theo đúng quy định và nhận giấy hẹn trả kết quả.

Bước 4: Đến nhận thẻ bảo hiểm y tế

Căn cứ ngày ghi trên giấy hẹn, người dân đến đại lý thu bảo hiểm xã hội hoặc cơ quan bảo hiểm xã hội nơi đã nộp hồ sơ để nhận thẻ bảo hiểm y tế.

Trên đây là nội dung bài viết Nghỉ việc có phải trả thẻ bảo hiểm y tế không? mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ vấn đề nào cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi dể được hỗ trợ tốt nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi