Trang chủ Thông tin cần biết Ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 20/11?
  • Thứ năm, 16/11/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 2175 Lượt xem

Ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 20/11?

Ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam), ngày Nhà giáo Việt Nam tiếng Anh là Vietnamese Teacher’s Day, đây là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh và tri ân những nhà giáo Việt Nam đã có công góp sức lực vào sự nghiệp trồng người.

Ngày 20/11 là một ngày lễ quan trọng nhằm tri ân và tôn vinh các thầy cô. Vậy ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 20/11. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Ngày 20/11 là ngày gì?

Ngày 20/11 là Ngày Nhà giáo Việt Nam (hay Ngày Hiến chương Nhà giáo Việt Nam), ngày Nhà giáo Việt Nam tiếng Anh là Vietnamese Teacher’s Day.

Đây là ngày lễ kỷ niệm nhằm tôn vinh và tri ân những nhà giáo Việt Nam đã có công góp sức lực vào sự nghiệp trồng người, truyền đạt tri thức và dẫn dắt các thế hệ tương lai của đất nước.

Trong ngày này, các học sinh thường đến tặng hoa, biếu quà và gửi đến những lời cảm ơn, lời chúc tốt đẹp nhất đến các thầy cô giáo. Ngành Giáo dục cũng thường nhân dịp này đánh giá lại hoạt động giáo dục và lập phương hướng nâng cao chất lượng giáo dục.

Năm nay (2021) ngày Nhà giáo Việt Nam – 20/11 là vào Thứ bảy 20/11/2021.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Ngày 19/8 là ngày gì?

Lịch sử hình thành ngày 20/11

Lịch sử hình thành nên ngày 20/11 bắt đầu như sau:

Tháng 7/1946, một tổ chức quốc tế các nhà giáo tiến bộ được thành lập ở Paris đã lấy tên là Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục (tiếng Pháp: Fédération Internationale Syndicale des Enseignants – FISE).

Năm 1949, tại một hội nghị ở Warszawa (thủ đô của Ba Lan), Liên hiệp quốc tế các công đoàn giáo dục đã ra bản “Hiến chương các nhà giáo” gồm 15 chương trong đó có một số nội dung chủ yếu là:

– Đấu tranh chống lại các quan điểm và phương pháp giáo dục lạc hậu, phản động, phản dân chủ, phản khoa học nhằm xây dựng nền giáo dục tiến bộ.

– Đấu tranh thủ tiêu chế độ bạc đãi, coi khinh nghề dạy học, bảo vệ những quyền lợi vật chất và tinh thần chính đáng của các nhà giáo.

– Quy định một số điều đối với các nhà giáo, đặc biệt nêu cao nghề dạy học.

Tháng 7/1953, Công đoàn giáo dục Việt Nam là thành viên của FISE.

Tháng 8/1954, tổ chức công đoàn của các nhà giáo tiến bộ và cách mạng trên thế giới đã nhất trí thông qua bản “Hiến chương các nhà giáo”.

Từ ngày 26 đến 30/08/1957, tại Vác-xa-va thủ đô Ba Lan, hội nghị quốc tế các nhà giáo lần thứ 2 đã quyết định lấy ngày 20/11 là ngày “Hiến chương các nhà giáo”.

Tại Việt Nam, 20/11/1958 lần đầu tiên ngày “Quốc tế Hiến chương các nhà giáo” được tổ chức trên toàn miền Bắc. Vài năm sau, ngày 20/11 được tổ chức ở nhiều vùng giải phóng của miền Nam. Khi Việt Nam thống nhất, ngày này đã trở thành ngày truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam.

Vào ngày 28/9/1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành quyết định số 167-HĐBT thiết lập ngày 20/11 hằng năm là ngày lễ mang tên “Ngày nhà giáo Việt Nam”.

Ngày 20/11/1982 là ngày lễ kỷ niệm Nhà giáo Việt Nam được tổ chức trọng thể đầu tiên của cả nước.

Tính đến nay là kỉ niệm 39 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 (20/11/1982 -20/11/2021).

Ý nghĩa ngày 20/11?

Ngày 20/11 có ý nghĩa là một ngày lễ của ngành giáo dục, là ngày của sự “Tôn sư trọng đạo”, thể hiện đầy đủ sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với đội ngũ giáo viên; Khẳng định rõ vị trí, vai trò quan trọng của đội ngũ giáo viên trong sự nghiệp đào tạo lớp người mới xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 hằng năm đã sớm trở thành ngày hội truyền thống của ngành giáo dục Việt Nam. Điều này góp phần gìn giữ và phát huy truyền thống của nhân dân ta luôn luôn tôn trọng, quý mến thầy và cô giáo.

Ngày 20/11 cũng đã trở thành dịp đặc biệt để thế hệ học trò thể hiện tình cảm, lòng biết ơn sâu sắc của mình với những người thầy, người cô đã luôn tận tình truyền đạt kiến thức, dìu dắt mình lớn lên.

Dù còn ở tuổi cắp sách tới trường, hay đã trưởng thành và rời ghế nhà trường, mỗi người Việt Nam chúng ta vẫn luôn hướng đến ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 với truyền thống tốt đẹp của dân tộc như tôn sư trọng đạo, ăn quả nhớ kẻ trồng cây hay không thầy đố mày làm nên… Đó cũng là thời gian để suy ngẫm, để nhớ về những kỉ niệm với thầy cô.

>>>>>> Tham khảo thêm: Ngày 2/9 là ngày gì?

Các hoạt động thường diễn ra chào mừng ngày 20/11

Như đã trở thành thông lệ, vào Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 tất cả các trường trong cả nước lại sôi nổi tổ chức các hoạt động như:

Hội diễn văn nghệ: Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 hằng năm các trường đều vô cùng sôi động, nhộn nhịp với các tiết mục phong phú như hát đơn ca, tốp ca, đồng ca, múa, kịch,… do các em học sinh chuẩn bị, biểu diễn và đem đến những tiết mục xuất sắc nhất gửi tặng đến các thầy cô.

Các cuộc thi thể thao: Hội thi thể thao là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi nhà trường nhân dịp 20/11. Đây là hoạt động mang đến nhiều niềm vui cho giáo viên và học sinh, tạo không khí vui tươi, khỏe khoắn, củng cố và nâng cao tinh thần rèn luyện thể dục thể thao.

Cuộc thi báo tường, báo ảnh: Đây là một hoạt động tập thể bổ ích cho học sinh và giáo viên sau những giờ học căng thẳng, phát huy tối đa ý tưởng và khả năng sáng tạo của học sinh. Với chủ đề chính là “Tôn sư trọng đạo”, tri ân thầy cô, nội dung của tờ báo được các em học sinh thể hiện qua những bài xã luận, truyện ngắn, tản văn, thơ, bài hát,… về thầy cô, mái trường và bè bạn.

Hội thi nấu ăn: Đối tượng tham gia hội thi chủ yếu là dành cho giáo viên. Khi tham gia chơi giáo viên được dịp trổ tài nấu ăn, ngoài ra có thể giao lưu học hỏi, chia sẻ những bí quyết nấu ăn ngon với bạn bè đồng nghiệp của mình.

Ngoài ra, vẫn còn rất nhiều những hoạt động, cuộc thi khác có ý nghĩa nhằm kỷ niệm Ngày nhà giáo Việt Nam 20/11.

Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 20/11. Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan đến ngày 20/11 là ngày gì? Ý nghĩa ngày 20/11? Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi