Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mượn xe máy nhưng không trả lại thì bị xử lý như thế nào?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2752 Lượt xem

Mượn xe máy nhưng không trả lại thì bị xử lý như thế nào?

Do tin tưởng bạn nên tôi vừa bị lừa mất xe máy và tiền xin hỏi làm cách nào để tôi có thể lấy lại được số tài sản đó?

Nội dung câu hỏi:

Tôi có một người anh em kết nghĩa tên Sơn. Tháng 11 năm 2015, Sơn lợi dụng lòng tin của tôi mượn chiếc xe máy nhưng mãi không thấy trả. Qua tìm hiểu tôi được biết Sơn đã đem xe máy đi cầm cố. Xe máy của tôi trị giá 40 triệu đồng. Cũng trong khoảng thời gian này Sơn đăng tin bán nhà với giá 200 triệu đồng sau đó nói với  tôi là nếu tôi mua anh sẽ để giá rẻ là 150 triệu đồng vì chơi thân với nhau.Tôi gom tiền đặt cọc trước cho Sơn 100 triệu rồi đợi Sơn làm thủ tục sang tên. Nhưng gần đây tôi được biết căn nhà đó đã được bán cho người khác. Vậy xin luật sư tư vấn giúp  tôi làm thế nào để tôi có thể lấy lại được xe máy và tiền? Và Sơn sẽ bị xử lý như thế nào?

Trả lời:

Về câu hỏi của bạn chúng tôi xin được trả lời như sau:

Thứ nhất: Về hành vi phạm tội của Sơn:

–  Hành vi lợi dụng lòng tin mượn xe máy mang đi cầm cố:

Căn cứ vào Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản:

1.  Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ bốn triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới bốn triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

…                                          

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

C) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

D) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

Đ) Tái phạm nguy hiểm;

E) Gây hậu quả nghiêm trọng…

Mượn xe máy nhưng không trả lại thì bị xử lý như thế nào?

Mượn xe máy không trả thì bị xử lý thế nào?

Theo như thông tin mà bạn cung cấp thì trong trường hợp này Sơn đã lợi dụng lòng tin của bạn mượn xe máy trị giá 40 triệu đồng nhưng lại đem đi cầm cố.Như vậy, Sơn thông qua việc mượn tài sản rồi dùng thủ đoạn gian dối với mục đích chiếm đoạt chiếc xe máy.

Do đó, Sơn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản và có thể bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm đối với hành vi này.

  Hành vi nhận tiền đặt cọc và hứa sẽ sang tên nhà nhưng lại bán nhà cho người khác:

Căn cứ vào Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

“1.  Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

A) Có tổ chức;

B) Có tính chất chuyên nghiệp;

C) Tái phạm nguy hiểm;

D) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

Đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

E) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

G) Gây hậu quả nghiêm trọng…”

Theo thông tin mà bạn cung cấp, Sơn đã nói với bạn là sẽ bán nhà cho bạn. Sau khi nhận tiền đặt cọc 100 triệu đồng sẽ sang tên nhưng cuối cùng lại bán nhà cho người khác. Như vậy trong trường hợp này Sơn đã dùng thủ đoạn gian dối (người phạm tội cố ý đưa ra thông tin không đúng sự thật nhằm làm cho người khác tin đó là sự thật) với mục đích chiếm đoạt tài sản của bạn cụ thể tài sản ở đây số tiền trị giá 100 triệu đồng.

Do đó, Sơn sẽ bị truy cứu trrách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản và tùy vào tính chất cũng như mức độ phạm tội Sơn sẽ bị xử theo những khung hình phạt tương ứng theo điều 139 bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009.

Thứ hai: Để đảm bảo quyền lợi của mình, bạn cần làm đơn tố cáo hành vi phạm tội này đến Cơ quan công an, kèm theo đó là cung cấp các tài liệu, chứng cứ có liên quan. (Căn cứ vào điều 101 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 )

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi