Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Mức hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh tính như thế nào
  • Thứ ba, 12/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 963 Lượt xem

Mức hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh tính như thế nào

Tôi sinh mổ và có xin nghỉ dưỡng sức sau khi sinh nhưng chỉ được nghỉ có 07 ngày, liệu có phù hợp không. nghỉ dưỡng sức sau khi sinh có được trợ cấp không, nếu có thì tính như thế nào

Câu hỏi:

Tôi là nhân viên kỹ thuật của công ty Điện tử từ tháng 10/2013, tôi tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ. Năm 2016 tôi có thai con đầu, tôi xin nghỉ thai sản từ ngày 05/04/2016 đến ngày 04/10/2016. Sau đó tôi xin nghỉ dưỡng sức sau sinh và được nghỉ từ ngày 05/10/2016 đến ngày 11/10/2016. Tôi sinh mổ và tôi thấy số ngày nghỉ như vậy là khá ít, vậy trong trường hợp của tôi sẽ được nghỉ bao nhiêu ngày và tôi nghỉ dưỡng dưỡng sức sau sinh thì có được hưởng trợ cấp không, nếu có thì tôi sẽ được hưởng bao nhiêu? Mong Luật sư giải đáp giúp, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Mức hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh tính như thế nào

Mức hưởng trợ cấp nghỉ dưỡng sức sau khi sinh tính như thế nào

Thứ nhất, về điều kiện hưởng chế độ thai sản đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, khoản 1 Điều 31  Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

 “1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.”

 Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 còn quy định thêm về điều kiện hưởng chế độ thai sản, một số nhóm đối tượng có thời gian hưởng tương đối lâu dài như lao động nữ sinh con phải có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

“2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo đó, như thông tin chị đưa ra thì chị hoàn toàn có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Về thời gian nghỉ dưỡng sức hồi phục sức khỏe sau khi sinh, khoản 2 Điều 41 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định:

“2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

a) Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

b) Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

c) Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.”

Theo như pháp luật quy định, đối với lao động nữ sinh con mà tong trường hợp sinh mổ thì được nghỉ tối đa 07 ngày. Chị xin nghỉ dưỡng sức sau khi sinh từ ngày 05/10/2016 đến ngày 11/10/2016 là đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, về mức hưởng chế độ dưỡng sức sau khi sinh thì khoản 3 Điều 41 Luật Bảo hiêm xã hội năm 2014 quy định:

3. Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.”

Theo đó, mức hưởng chế độ dưỡng sức sau sinh của chị = 30% mức lương cơ sở x số ngày nghỉ. Mức hưởng chế độ dưỡng sức = 1.210.000 x 30% x 7 = 2.541.000 đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi