Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì?
  • Thứ năm, 14/09/2023 |
  • Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương |
  • 7223 Lượt xem

Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Trên cơ sở quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lần đầu tiên BLLĐ Việt Nam quy định chính thức về đối thoại, cụ thể là đối thoại tại nơi làm việc, trong quan hệ lao động, thành một mục riêng.

Quy định của pháp luật lao động về mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc

Theo quy định Điều 63 Bộ luật lao động 2019 về  mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc:

1. Đối thoại tại nơi làm việc là việc chia sẻ thông tin, tham khảo, thảo luận, trao đổi ý kiến giữa người sử dụng lao động với người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động về những vấn đề liên quan đến quyền, lợi ích và mối quan tâm của các bên tại nơi làm việc nhằm tăng cường sự hiểu biết, hợp tác, cùng nỗ lực hướng tới giải pháp các bên cùng có lợi.

2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đối thoại tại nơi làm việc trong trường hợp sau đây:

a) Định kỳ ít nhất 01 năm một lần;

b) Khi có yêu cầu của một hoặc các bên;

c) Khi có vụ việc quy định tại điểm a khoản 1 Điều 36, các điều 42, 44, 93, 104, 118 và khoản 1 Điều 128 của Bộ luật này.

3. Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động tiến hành đối thoại ngoài những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

 Mục đích của đối thoại tại nơi làm việc là gì?

Đối thoại tại nơi làm việc

Bình luận về quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động về mục đích, hình thức đối thoại tại nơi làm việc:

Trên cơ sở quy định của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), lần đầu tiên BLLĐ Việt Nam quy định chính thức về đối thoại, cụ thể là đối thoại tại nơi làm việc, trong quan hệ lao động, thành một mục riêng. Sở dĩ pháp luật quy định đối thoại tại nơi làm việc, vì nơi làm việc trực tiếp diễn ra các hoạt động lao động, phát sinh và gắn liền với những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích các bên, đồng thời cũng là nơi có thể xảy ra những bất đồng mà các bên cần xử lý và giải quyết.

Theo quy định tại Điều 63 và cụ thể trong khoản 2 Điều 3 Nghị định số 60/2013/NĐ-CP, đối thoại tại nơi làm việc được hiểu là việc trao đổi trực tiếp giữa người lao động hoặc tập thể lao động với người sử dụng lao động nhằm chia sẻ thông tin, tăng cường sự hiểu biết giữa các bên để xây dựng quan hệ lao động hài hòa tại nơi làm việc.

Xuất phát từ vai trò và ý nghĩa quan trọng của đối thoại xã hội nói chung, đối thoại tại nơi làm việc nói riêng, đó là không chỉ bảo đảm sự dân chủ trong doanh nghiệp, nhất là người lao động được đóng góp ý kiến để xây dựng môi trường lao động ổn định, vì sự phát triển của đơn vị, dung hòa được quyền và lợi ích, mà còn có tác dụng phòng ngừa các bất đồng xảy ra, hạn chế và loại trừ nguy cơ dẫn đến tranh chấp lao động làm phá vỡ quan hệ lao động, gây thiệt hại về quyền, lợi ích cho cả hai bên.

Do đó, đây là vấn đề được ILO và pháp luật của các nước trên thế giới rất chú trọng. Ở Việt Nam, Bộ luật Lao động năm 1994 và các luật sửa đổi, bổ sung vào các năm 2002, 2006 và 2007, chỉ quy định vấn đề thỏa ước lao động tập thể, trong khi đó thỏa ước lao động tập thể phát triển chậm, chưa phát huy được vai trò to lớn của nó trong việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, bảo đảm quyền và lợi ích của các bên. Do vậy, Bộ luật Lao động năm 2012 đã bổ sung thêm nội dung này (và nội dung về thương lượng tập thể) nhằm hoàn thiện hơn khung pháp lý cho quan hệ lao động theo hướng phù hợp với pháp luật trong nền kinh tế thị trường và xu hướng toàn cầu hoá mối quan hệ lao động. Có thể khẳng định đây là bước tiến đáng kể trong việc hoàn thiện pháp luật lao động Việt Nam.

Với quy định cụ thể về mục đích, hình thức đối thoại nơi làm việc, Điều 63 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc xây dựng, phát triển dân chủ trong quan hệ lao động. Dân chủ là hình thức và nội dung quan trọng của quan hệ xã hội nói chung, của quan hệ lao động nói riêng, nhất là trong các doanh nghiệp lớn có số lượng lớn người lao động. Thực hiện dân chủ là mục tiêu và phương tiện bảo đảm quan hệ lao động “hài hoà”, “ổn định”. Việc đối thoại sẽ giúp cho quá trình dân chủ hoá doanh nghiệp nhanh chóng và vững chắc.

Trong bối cảnh hoạt động đối thoại xã hội chưa trở thành một nếp sinh hoạt ở các đơn vị sử dụng lao động, đặc biệt là các cơ sở sản xuất, kinh doanh ở nước ta, thì những quy định về đối thoại tại nơi làm việc rất có ý nghĩa, thúc đẩy cả người sử dụng lao động, người lao động và tổ chức công đoàn cơ sở hoạt động tích cực hơn trong việc hợp tác tổ chức hội nghị người lao động, xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi