Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mức cấp dưỡng cho con được pháp luật quy định như thế nào?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 843 Lượt xem

Mức cấp dưỡng cho con được pháp luật quy định như thế nào?

Hiện nay tôi không có đủ điều kiện để cấp dưỡng cho con tôi thì tôi có khả năng xin tạm ngừng cấp dưỡng hay không

Câu hỏi:

Hai vợ chồng tôi kết hôn được 5 năm và có với nhau 1 bé gái 2 tuổi. 6 tháng trước, do không thể tiếp tục chung sống cùng nhau được nữa, tôi và vợ quyết định ly hôn. Theo như phán quyết của tòa án, vợ tôi sẽ có trách nhiệm chăm sóc con gái chúng tôi và mỗi tháng tôi phải cấp dưỡng cho hai mẹ con 2 triệu. Số tiền này không phải là nhiều nhưng đối với hoàn cảnh hiện tai của tôi thì đó là cả một nỗi khó khăn. Bố tôi mất, để lại cho gia đình một khoản nợ lớn. Mẹ tôi vì quá sốc mà ngã bệnh, nằm viện đã mấy tháng nay. Nhà đất đều bị ngân hàng hóa giá, tôi phải chạy vạy khắp nơi vay tiền chữa bệnh cho mẹ. Đồng lương công nhân bèo bọt của tôi cũng chỉ đủ để trả lãi 3 ngân hàng. Vợ tôi đệ đơn lên tòa buộc tôi phải cấp dưỡng. Quả thực, cuộc sống hiện tại của tôi vô cùng khó khăn, không có đủ khả năng chu cấp số tiền kia. Vậy tôi xin hỏi tôi phải làm thế nào? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Thứ nhất: Căn cứ vào Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nếu có lí do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể được thay đổi dựa theo sự thỏa thuận của bên cấp dưỡng và bên được cấp dưỡng

Theo quy định tại khoản 24 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng trong trường hợp người đó là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định của luật này.”

 Sau khi ly hôn, bạn không trực tiếp nuôi con nên có các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 Luật Hôn nhân và gia đình, trong đó có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con:

“Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Mức cấp dưỡng và phương thức cấp dưỡng do các bên tự thỏa thuận hoặc theo quyết định của tòa án…”

Theo đó, anh có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con với mức cấp dưỡng được quy định tại Điều 116 Luật Hôn nhân và gia đình về như sau:

“1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

 Điều 117 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Việc cấp dưỡng có thể được thực hiện định kỳ hàng tháng, hàng quý, nửa năm, hàng năm hoặc một lần. Các bên có thể thỏa thuận thay đổi phương thức cấp dưỡng, tạm ngừng cấp dưỡng trong trường hợp người có nghĩa vụ cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế mà không có khả năng thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.”

Như vậy, nếu điều kiện kinh tế quá khó khăn và không thể thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, bạn có thể thỏa thuận với vợ để giảm mức cấp dưỡng hoặc xin tạm ngừng cấp dưỡng.

Thứ hai: Nếu bạn không thể thỏa thuận được với vợ về vấn đề cấp dưỡng, thì bạn có thể gửi đơn lên tóa nhờ giải quyết.

Đối chiếu với trường hợp của bạn, khi bạn lâm vào tình trạng khó khăn về kinh tế (lương thấp, phải trả nợ ngân hàng hàng tháng, mẹ già bệnh nặng phải chạy chữa…) thì bạn có thể thỏa thuận với người vợ đã ly hôn về việc giảm mức cấp dưỡng mà bạn phải cấp dưỡng cho con hoặc tạm ngừng việc cấp dưỡng. Nếu không thỏa thuận được thì bạn có thể gửi đơn đến tòa án yêu cầu giải quyết.

 Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi