Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2680 Lượt xem

Mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề giữa NLĐ và NSDLĐ phải được ký kết trong trường hợp NLĐ được cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù từ từ kinh phí của NSDLĐ hay kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ.

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) được ký kết trong trường hợp NLĐ được cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề trong thời gian làm việc cho doanh nghiệp.

Trong hợp đồng đào tạo nghề, các bên được tự do thỏa thuận về các nội dung không trái với quy định của pháp luật. Vậy trong trường hợp, NLĐ phải hoàn lại chi phí đào tạo và phải bồi thường do vi phạm các cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề thì mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu?

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người lao động và người sử dụng lao động

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 62 Bộ luật lao động năm 2019, hợp đồng đào tạo nghề giữa NLĐ và NSDLĐ phải được ký kết trong trường hợp NLĐ được cử đi đào tạo nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề dù ở trong nước hay ở nước ngoài, dù từ từ kinh phí của NSDLĐ hay kinh phí do đối tác tài trợ cho NSDLĐ.

Về nội dung chủ yếu của Hợp đồng đào tạo được quy định tại Khoản 2 Điều 62 Bộ luật lao động 2019. Theo đó, hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

Thứ nhất: Các bên phải thỏa thuận về nghề mà NLĐ sẽ được đào tạo trong suốt thời gian được cử đi dào tạo ở trong nước hoặc ở nước ngoài;

Thứ hai: Hợp đồng đào tạo nghề phải quy định về địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo. Cụ thể là địa điểm và thời gian tổ chức đào tạo cho NLĐ cũng như cách tính tiền lương và chi trả tiền lương cho NLĐ trong thời gian NLĐ được cử đi đào tạo.

Thứ ba: Các bên có thể thỏa thuận về thời hạn NLĐ phải làm việc cho NSDLĐ sau khi được đào tạo;

Thứ tư: Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo của NLĐ. Theo đó, NLĐ và NSDLĐ có thể quy định rõ về chi phí mà NSDLĐ sẽ chi trả cho NLĐ được cử đi đào tạo và các trường hợp NLĐ phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ.

Thứ năm: Hợp đồng đào tạo nghề phải quy định rõ trách nhiệm của NLĐ và NSDLĐ.

Ngoài các nội dung trên, các bên có thể thỏa thuận thêm các nội dung khác trong hợp đồng đào tạo nghề nhưng các thỏa thuận đó không được trái với quy định của pháp luật cũng như không trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Như vậy, có thể thấy, pháp luật lao động hiện hành cho phép NLĐ và NSDLĐ được tự do thỏa thuận về các vấn đề trong hợp đồng đào tạo nghề, bao gồm cả trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo.

Chi phí đào tạo nghề

Căn cứ theo quy định tại Khoản 3 Điều 62 Bộ luật lao động 2019, trong thời gian lao động mà NSDLĐ cử NLĐ đi đào tạo nghề nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thì NLĐ có thể được NSDLĐ chi trả các khoản sau:

Thứ nhất: Chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học trong thời gian học;

Thứ hai: Tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học;

Thứ ba: Chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo (nếu người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài).

Người lao động phải hoàn trả chi phí đào tạo trong trường hợp nào?

Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề của NLĐ cho NSDLĐ có thể xảy ra các trường hợp sau đây:

Trường họp thứ nhất:  NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề, trong đó các bên có thỏa thuận về việc hoàn trả chi phí đào tạo nghề và các khoản bồi thường khác (nếu có) khi NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp nếu NLĐ không thực hiện đúng theo thỏa thuận, cam kết trong hợp đồng đào tạo nghề thì NLĐ sẽ phải hoàn trả chi phí đào tạo và các khoản bồi thường khác (nếu có) cho NSDLĐ, kể cả khi NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động hay đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đúng pháp luật.

Trường hợp thứ hai:  NSDLĐ và NLĐ có ký kết hợp đồng đào tạo nghề nhưng trong hợp đồng không có quy định cụ thể về trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường do NLĐ vi phạm cam kết về thời gian làm việc cho doanh nghiệp. Trong trường hợp này, NLĐ sẽ không phải hoàn trả chi phí đào tạo hoặc bồi thường cho NSDLĐ nếu NLĐ chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng pháp luật.

Trường hợp thứ ba: Khoản 3 Điều 40 Bộ luật lao động 2019 quy định về nghĩa vụ của NLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật như sau: Phải hoàn trả cho người sử dụng lao động chi phí đào tạo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này.” Điều này có nghĩa là trong mọi trường hợp dù giữa NLĐ và NSDLĐ có ký hợp đồng đào tạo nghề hay không thì NLĐ vẫn phải hoàn trả chi phí đào tạo cho NSDLĐ khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật. Tuy nhiên, NSDLĐ phải có các chứng từ hợp lệ để có căn cứ buộc NLĐ phải hoàn trả các chi phí trên.

Mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu?

Như đã đề cập ở trên, khi doanh nghiệp cử NLĐ đi học nghề để nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp thì NLĐ và NSDLĐ phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề. Theo quy định của pháp luật, một trong những nội dung phải có của hợp đồng đào tạo nghề là trách nhiệm của người lao động trong việc hoàn trả chi phí đào tạo mà người sử dụng lao động đã bỏ ra để đào tạo người lao động. 

Tuy nhiên, pháp luật không có quy định nào đề cập đến mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu đồng thời cũng không có quy định nào quy định về các khoản bồi thường khác mà NLĐ phải trả cho NSDLĐ. Do đó, số tiền này sẽ phụ thuộc vào thỏa thuận giữa các bên theo hợp đồng đào tạo nghề đã ký kết và các hóa đơn, chứng từ hợp lệ có liên quan theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Do vậy, để tránh những rắc rối có thể gặp phải trong quá trình giải quyết tranh chấp về bồi thường chi phí đào tạo thì doanh nghiệp cần thỏa thuận cụ thể, chi tiết các khoản chi đào tạo và các khoản bồi thường thiệt hại khác mà NLĐ phải bồi thường trong hợp đồng đào tạo nghề. Đồng thời doanh nghiệp cần phải chuẩn bị và cung cấp cho tòa án các chứng cứ hợp lệ làm căn cứ để xác định mức thiệt hại thực tế mà doanh nghiệp yêu cầu NLĐ phải bồi thường. 

Trên đây là nội dung bài viết “Mức bồi thường chi phí đào tạo là bao nhiêu?” mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề trên, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi