Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu?
Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật này để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Bảo hiểm y tế là loại hình bảo hiểm không nhằm mục đích lợi nhuận mà để chăm lo sức khoẻ, khám và chữa bệnh cho nhân dân. Liên quan đến bảo hiểm y tế nhiều người băn khoăn và đặt câu hỏi Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? Chúng tôi sẽ giúp quý độc giả giải đáp nội dung này thông qua bài viết sau đây.
Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 21 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 quy định phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế như sau:
Kết luận: Theo quy định của pháp luật, Bảo hiểm y tế không quy định về khoảng thời gian bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế trước khi sinh là bao lâu thì sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm y tế.
Quy định này khác với quy định về thời gian tham gia bảo hiểm xã hội để hưởng chế độ thai sản. Vì vậy, khi tham gia Bảo hiểm y tế thì khi sinh con sẽ được thanh toán tiền Bảo hiểm y tế theo đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Về mức hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 như sau:
Điều 22. Mức hưởng bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;
b) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
d) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;
đ) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.
Bầu 8 tháng mua bảo hiểm y tế được không?
Trong trường hợp người dân tự nguyện muốn tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng những chế độ khi sinh thì có thể tham gia bảo hiểm y tế theo hình thức tham gia theo hộ gia đình.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định về nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được sửa đổi bởi Khoản 1 Điều 2 Nghị định 104/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình
1. Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú, trừ những người thuộc đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này.
2. Những người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký tạm trú, trừ đối tượng quy định tại các điều 1, 2, 3, 4 và 6 Nghị định này và đối tượng đã tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên thì khi tham gia BHYT tự nguyện hộ gia đình, người mua sẽ đăng ký tại nơi có đăng ký thường trú hoặc nơi dăng ký tạm trú.
Thời gian được cấp thẻ BHYT được quy định tại Khoản 2 Điều 17 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
Như vậy sau 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ thì, tổ chức bảo hiểm y tế phải chuyển thẻ bảo hiểm y tế cho cơ quan, tổ chức sẽ chuyển thẻ người tham gia bảo hiểm y tế.
Về thời điểm thẻ BHYT có giá trị sử dụng được quy định tại điểm c khoản 3 Điều 15 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 như sau:
Theo quy định trên thì đối với tham gia bảo hiểm y tế lần đầu khi mang thai được 8 tháng thì thẻ bảo hiểm có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng bảo hiểm y tế.
Từ những tư vấn trên của chúng tôi về thời gian hoàn thành thủ tục tham gia bảo hiểm y tế, khi đang mang bầu được 8 tháng thì bạn có thể tham gia bảo hiểm y tế để được hưởng quyền lợi.
Trên đây là nội dung bài viết về Mua bảo hiểm y tế trước khi sinh bao lâu? Công ty Luật Hoàng Phi hy vọng bài viết sẽ cung cấp những thông tin bổ ích đến bạn đọc. Chúng tôi sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin bổ ích khác trong các bài viết tiếp theo.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?
Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng...

Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?
Chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội...

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?
Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...
Xem thêm