Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10760 Lượt xem

Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không?

Đối với học sinh THCS và THPT điều kiện xếp loại học sinh khá phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên, nếu toán hoặc văn từ 6.5 trở lên thì đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5.0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt.

Vào thời điểm tổng kết cuối năm học một trong những vấn đề được nhiều bậc phụ huynh và học sinh quan tâm đó là điểm tổng kết các môn học, điều kiện để xếp loại học lực giỏi, khá. Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không?

Những căn cứ để đánh giá xếp loại học lực

– Dựa vào kết quả các môn học, với học sinh THCS, bao gồm các môn học sau: Văn và Tiếng Việt; Lịch sử; Địa lý; Giáo dục công dân; Toán học; Vật lý; Hóa học; Sinh học; Mỹ thuật; Thể dục; Ngoại ngữ; Lao động kỹ thuật.

– Chế độ cho điểm: Số lần kiểm tra cho từng môn học.

Trong mỗi học kỳ, học sinh được kiểm tra ít nhất:

+ Các môn học có từ 2 tiết/tuần trở xuống: 4 lần.

+ Các môn học có từ 2.5- 3 tiết/tuần: 6 lần

+ Các môn học có từ 4 tiết/tuần: 7 lần.

+ Số lần kiểm tra cho từng môn học.

– Những loại điểm kiểm tra: Kiểm tra miệng; Kiểm tra viết 1 tiết; Kiểm tra cuối học kỳ.

Hệ số các loại điểm kiểm tra:

+ Kiểm tra miệng, 15 phút: tính hệ số 1.

+ Kiểm tra 1 tiết: tính hệ số 2.

+ Kiểm tra học kỳ: tính hệ số 3.

Điều kiện xếp loại học sinh khá

Việc xếp loại học lực học sinh THCS, THPT được quy định chi tiết tại Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT (sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT).

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 của Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông (ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT) và được sửa đổi bởi khoản 6, khoản 7 Điều 2 Thông tư 26/2020/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại khá như sau:

– Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên, trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên; riêng đối với học sinh lớp chuyên của trường THPT chuyên phải thêm điều kiện điểm trung bình môn chuyên từ 6,5 trở lên;

– Không có môn học nào điểm trung bình dưới 5,0;

– Các môn học đánh giá bằng nhận xét đạt loại Đ.

Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức của từng loại quy định tại các Khoản 1, 2 điều này nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó thấp hơn mức quy định cho loại đó nên học lực bị xếp thấp xuống thì được điều chỉnh như sau:

Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Y thì được điều chỉnh xếp loại Tb.

Nếu ĐTBhk hoặc ĐTBcn đạt mức loại K nhưng do kết quả của duy nhất một môn học nào đó mà phải xuống loại Kém thì được điều chỉnh xếp loại Y.

Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không?

Theo đó quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT để đủ điều kiện là học sinh khá thì phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên đó là:

Điểm trung bình các môn học từ 6,5 trở lên trong đó điểm trung bình của 1 trong 3 môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ từ 6,5 trở lên và đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5,0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt.

Một môn dưới 3.5 có học sinh khá được không? nếu điểm trung bình một môn dưới 3,5 thì sẽ không được học sinh khá vì không đáp ứng được các điều kiện quy định về việc đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5,0 theo quy định như trên.

Như vậy đối với học sinh THCS và THPT điều kiện xếp loại học sinh khá phải đảm bảo 3 điều kiện nêu trên, nếu toán hoặc văn từ 6.5 trở lên thì đảm bảo không có môn nào điểm dưới 5.0 và các môn học khác xét đánh giá đều đạt.

Ý nghĩa của việc sử dụng kết quả xếp loại học lực của học sinh

– Sử dụng kết quả đánh giá, xếp loại xét cho học sinh lên lớp:

+ Cho lên lớp đối với những học sinh có đủ các điều kiện sau: Nghỉ học không quá 45 ngày trong năm học; Được xếp loại học lực và hạnh kiểm cả năm từ trung bình trở lên.

+ Cho ở lại lớp trong trường hợp những học sinh phạm vào một trong những điều kiện sau: Nghỉ học quá 45 ngày trong năm học; Có học lực cả năm xếp loại kém; Có học lực và hạnh kiểm cả năm xếp loại yếu; Thi lại các môn và rèn luyện thêm trong hề về hạnh kiểm

Những học sinh không thuộc diện ở lại lớp hẳn được nhà trường cho thi lại các môn học hoặc rèn luyện thêm trong hè về hạnh kiểm để được xét cho lên lớp vào sau hè. Nhà trường chịu trách nhiệm tổ chức cho học sinh thi lại và rèn luyện thêm về hạnh kiểm:

– Thi lại các môn học:

+ Học sinh xếp loại yếu về học lực được phép lựa chọn để thi lại các môn có điểm trung bình cả năm dưới 5,0 sao cho sau khi thi lại có đủ điều kiện lên lớp.

+ Điểm thi lại môn nào được dùng để thay cho điểm trung bình môn cả năm của môn đó khi tính lại điểm trung bình các môn học cả năm học. Sau khi đã tính lại, những học sinh có điểm trung bình các môn cả năm đạt 5,0 trở lên sẽ được lên lớp.

– Rèn luyện về hạnh kiểm:

+ Những học sinh xếp loại yếu về hạnh kiểm sẽ phải rèn luyện thêm trong hè. Giáo viên chủ nhiệm chịu trách nhiệm đặt những yêu cầu nội dung cụ thể để giao cho học sinh rèn luyện, đồng thời có biện pháp tổ chức theo dõi, đánh giá mức độ thực hiện được những nội dung đó của học sinh.

+ Sau hè, căn cứ vào sự tiến bộ của học sinh, xét và xếp loại lại hạnh kiểm cho những học sinh này, nếu được xếp loại trung bình sẽ được lên lớp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (9 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi