Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 19558 Lượt xem

Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp mới nhất 2024

Để có cơ sở góp phần đảm bảo quyền lợi cho các tổ chức, doanh nghiệp trong việc gửi đến cơ quan có thẩm quyền để đề nghị một số vụ việc thì bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp.

Với bất kỳ cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp nào thì việc sử dụng công văn đều là khá phổ biến với những mục đích, nội dung khác nhau. Tùy vào mục đích, yêu cầu mà công văn có thể là đề nghị, giải trình, phúc đáp…

Song trong giới hạn bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ đem đến nội dung tư vấn về: Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp. Hi vọng với những thông tin mà chúng tôi đem lại sẽ là những tài liệu hữu ích cho Khách hàng trong quá trình soạn thảo.

Công văn là gì?

Công văn là hình thức văn bản hành chính được thường xuyên sử dụng trong các cơ quan nhà nước, tổ chức, doanh nghiệp với những mục đích khác nhau, trong hoạt động tại mỗi cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp Công văn được coi là phương tiện giao tiếp giữa các phòng ban trong văn phòng, đối tác hoặc để đề nghị cơ quan nhà nước, thực hiện những hoạt động thông tin và giao dịch nhằm thực hiện các chức năng và nhiệm vụ của mình.

Khác với những loại mẫu văn bản khác, mẫu công văn thông thường chỉ chứa đựng một chủ đề chính, chủ đề này được nêu rõ ràng, trình bày ngắn gọn sức tích nhất về nội dung tổ chức, doanh nghiệp yêu cầu.

Ngôn từ trong công văn thường là ngôn từ lịch sự và trang trọng, nghiêm túc, có tính thuyết phục cao. Thể thức của công văn cũng phải đúng quy định về văn bản hành chính.

Thường nhắc đến công văn, chúng ta thường thấy các mẫu công văn về công văn đề nghị khen thưởng, công văn đề nghị thanh toán tiền, công văn yêu cầu giải trình, công văn phúc đáp, công văn thông báo, công văn xác nhận…

Khi nào dùng công văn đề nghị?

– Công văn đề nghị thường được sử dụng hầu hết trong các lĩnh vực, trong nhiều trường hợp khác nhau với mục đích khác nhau.

– Công văn đề nghị được sử dụng khi các cơ quan, bộ phận cấp dưới gửi cấp trên hoặc cơ quan, bộ phận ngang cấp hoặc cấp trên gửi cấp dưới để đề nghị, yêu cầu cơ quan, bộ phận đó cung cấp các thông tin, giải quyết Công văn có liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

– Ngoài ra Công văn đề nghị được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp còn được dùng để thể hiện những mong muốn cũng như nhu cầu của các cá nhân hay tập thể hoặc đề nghị yêu cầu thực hiện những thoả thuận giữa các bên.

– Công văn đề nghị có vai trò như một phương tiện giao tiếp giữa các cơ quan, bộ phận, tổ chức, doanh nghiệp… để thông báo, giao dịch hoặc yêu cầu thực hiện một số công việc thuộc chức năng, nhiệm cụ của cơ quan đó.

Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp có những nội dung gì?

Khi soạn thảo Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp thì tùy theo nội dung mà doanh nghiệp muốn đề nghị đến cơ quan nào hay đề nghị đến đối tác, Khách hàng thì từ đó mà nội dung soạn thảo sẽ có những thay đổi.

Ngoài ra thì tùy vào nội dung, vấn đề đề nghị thuộc vấn đề như thế nào mà trong nội dung mẫu Khách hàng sẽ có những thay đổi phù hợp để mẫu công văn được thuyết phục người đọc và rõ ràng, xúc tích trong ngôn ngữ viết.

Thông thường khi nhắc đến đề nghị chúng ta hay nhắc đến việc đề nghị khen thưởng, đề nghị xem xét về lao động, đề nghị thanh toán, đề nghị với cơ quan thuế… Song dù cho nội dung đề nghị có là gì thì khi thực hiện vẫn phải đảm về nội dung của mẫu công văn đề nghị:

– Quốc hiệu, tiêu ngữ;

– Công văn đề nghị doanh nghiệp về việc;

– Kính gửi;

– Tên doanh nghiệp;

– Trực thuộc Bộ, Tổng công ty;

– Ngày chính thức thành lập công ty;

– Cơ quan ra quyết định thành lập;

– Địa chỉ nơi doanh nghiệp đóng;

– Đề nghị cơ quan nhà nước, đơn vị, tổ chức có thẩm quyền xem xét và xác nhận cho doanh nghiệp;

– Ngày tháng năm thực hiện công văn đề nghị;

– Doanh nghiệp đóng dấu ký tên cùng xác nhận từ cơ quan có thẩm quyền;

– Nơi nhận.

Lưu ý: Tùy theo nội dung công văn mà chúng ta khi soạn thảo sẽ có nhiều cách để trình bày soạn thảo khác nhau nhưng khi hoàn thành mẫu công văn, chúng tôi chú ý với Khách hàng một số điểm như sau:

Ngôn ngữ sử dụng phải là tiếng phổ thông, thể hiện sự trang trọng lịch sự, Tránh trường hợp trong quá trình soạn thảo sử dụng ngôn ngữ địa phương. Ngoài ra để tăng tính thuyết phục cho công văn thì nội dung đề nghị cần thể hiện sự mạch lạc, rõ ràng, nhất quán.

Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp

Dưới đây sẽ là mẫu công văn đề nghị doanh nghiệp kiểm tra xác nhận Doanh nghiệp đáp ứng Quy định Tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ô tô để quý độc giả tham khảo

UBND TP ………………                                                 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

       Công ty: …                                                                          Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

Số:              /                                                                                ……., ngày    tháng    năm…

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ

V/v: Đăng ký kiểm tra xác nhận

Doanh nghiệp đáp ứng Quy định Tiêu chuẩn sản xuất, lắp ráp ôtô

 Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố

Công ty ……(kèm theo địa chỉ,điện thoại, fax, email) đã hoàn thành đầu tư nhà máy sản xuất, lắp ráp ôtô theo báo cáo khả thi đã được kiểm tra thẩm định theo quy định tại Quyết định số 177/2004/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2004 và các quy định hiện hành có liên quan về quản lý đầu tư xây dựng.

Theo Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô ban hành kèm theo Quyết định số …….và văn bản hướng dẫn đăng ký, thẩm tra xác nhận tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô tại công văn số……, công ty … xin gửi kèm theo công văn này hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đã đầu tư đáp ứng Quy định tiêu chuẩn và đề nghị UBND thành phố kiểm tra xác nhận doanh nghiệp đáp ứng Quy định tiêu chuẩn doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô để công ty triển khai các bước tiếp theo.

Công ty tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chuẩn xác và độ tin cậy của các thông tin, số liệu trong hồ sơ kèm theo./.

Nơi nhận:                                                                                                        GIÁM ĐỐC CÔNG TY

– Như trên;                                                                                                            (ký tên, đóng dấu)

– Sở Công Thương

– Lưu.

Tải (download) Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp

Những lưu ý khi soạn công văn đề nghị của doanh nghiệp

Khi soạn công văn đề nghị của doanh nghiệp, có một số lưu ý quan trọng để đảm bảo rằng công văn được viết rõ ràng, chính xác và hiệu quả. Dưới đây là một số vấn đề cần lưu ý:

– Xác định rõ mục đích:Cần phải xác định rõ mục đích của công văn và nêu rõ những gì bạn đang đề nghị. Điều này giúp người đọc hiểu rõ những gì bạn đang muốn và phản hồi đúng cách.

– Sử dụng ngôn ngữ chuyên nghiệp: Sử dụng ngôn ngữ chính xác, rõ ràng và chuyên nghiệp trong công văn. Tránh sử dụng ngôn ngữ mơ hồ, lủng củng hoặc quá phức tạp. Sử dụng các thuật ngữ kỹ thuật hoặc ngữ cảnh liên quan nếu cần thiết, nhưng cung cấp giải thích nếu người đọc không quen thuộc với các thuật ngữ đó.

– Cung cấp thông tin chi tiết: Đưa ra thông tin chi tiết, số liệu, ví dụ và các yếu tố cụ thể khác để minh họa và chứng minh ý kiến, yêu cầu hoặc đề nghị của bạn. Điều này giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề và cung cấp căn cứ cho quyết định của họ.

– Liệt kê lợi ích và lập luận thuyết phục: Nêu rõ lợi ích và lập luận thuyết phục để giải thích vì sao đề nghị của bạn nên được chấp nhận hoặc hỗ trợ. Tập trung vào giá trị gia tăng, tiết kiệm chi phí, tăng cường hiệu suất hoặc lợi ích khác mà đề nghị có thể mang lại.

– Sắp xếp cấu trúc logic: Sắp xếp thông tin trong công văn một cách có cấu trúc và tuần tự, sử dụng các đoạn văn ngắn và các tiêu đề/phần để tạo sự dễ đọc và tăng tính hấp dẫn của công văn.

Mẫu công văn của công ty

Đối với từng trường hợp khác nhau thì công ty sẽ có những công văn khác nhau, nội dung sau đây sẽ đưa ra ví dụ về Công văn đề nghị hỗ trợ.

TÊN CƠ QUAN CẤP TRÊN

ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

Số: ……/CV – ……

(V.v: Đề nghị hỗ trợ …………..)

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

…………….., ngày ….. tháng ….. năm …..

 

CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ

(Về việc: ………………………………)

Kính gửi: [Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp] ……………………………..

– Căn cứ Quyết định/Công văn số ……/…… của ………………..[Tên cơ quan ban hành Công văn/quyết định] về việc …………. [Tên công việc, nhiệm vụ cần thực hiện]

– Căn cứ Biên bản họp thống nhất về việc thực hiện …………………………… ngày …../…../…… của….. [Tên đơn vị, phòng ban đảm nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao]

– Căn cứ …………………………………………………………………….

Nay, ……………………… [Tên đơn vị, phòng ban đảm nhiệm thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao] làm Công văn này đề nghị ……………………. [Tên cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh nghiệp] hỗ trợ ………………….. [kinh phí, nhân sự….] để ……………….. thực hiện………….. [nhiệm vụ, công việc được giao] được thành công tốt đẹp.

Yêu cầu hỗ trợ cụ thể như sau: [Nêu chi tiết về yêu cầu cần hỗ trợ]

– Thời gian cần hỗ trợ: ……………………..

– Số lượng nhân sự (số tiền, trang thiết bị cần hỗ trợ): …………………….

Rất mong nhận được sự xem xét và hỗ trợ từ …………….[Cơ quan cấp trên/Lãnh đạo doanh

nghiệp].

Xin trân trọng cảm ơn!

Nơi nhận:

– Như trên;

– Lưu: VT; ….

ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ/PHÒNG BAN

(Người đại diện ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Tải (download) Mẫu công văn của công ty

Trên đây là một số chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mẫu công văn đề nghị của doanh nghiệp để Khách hàng tham khảo. Khách hàng trong quá trình tham khảo nội dung bài viết có điều gì chưa hiểu rõ thông tin vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để nhận được hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (34 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi