Trang chủ Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết
  • Thứ hai, 14/08/2023 |
  • Thông tin cần biết |
  • 7820 Lượt xem

Bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết

Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý vị mẫu bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết.

Vào mỗi dịp Tết đến xuân về, tình trạng mua bán, nhập lậu, đốt các loại pháo lại diễn ra vô cùng phức tạp mặc cho những quy định nghiêm ngặt của pháp luật.

Bên cạnh việc ban hành những chính sách, những quy định chặt chẽ nhằm đưa pháo nổ rời xa cuộc sống nhân dân thì những hoạt động tuyên truyền, giáo dục ở địa phương là rất cần thiết, tác động trực tiếp đến người dân. Ở trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến quý vị mẫu bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết.

Pháo nổ là gì?

Pháo nổ là sản phẩm được chế tạo, sản xuất thủ công hoặc công nghiệp, khi có tác động của xung kích thích cơ, nhiệt, hóa hoặc điện gây ra tiếng nổ hoặc gây ra tiếng rít, tiếng nổ và hiệu ứng màu sắc trong không gian. (Điểm a Khoản 1 Điều 3 Nghị định 137/2020/NĐ-CP về quản lý, sử dụng pháo)

Việc quản lý, sử dụng các loại pháo và thuốc nổ phải tuân theo những nguyên tắc mà pháp luật đưa ra. Cụ thể:

– Tuân thủ theo Hiến pháp và pháp luật Việt Nam.

– Việc quản lý, sử dụng các loại pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định và bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.

– Người quản lý, sử dụng các loại pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định.

– Các loại pháo, thuốc pháo và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải báo cáo cơ quan có thẩm quyền.

– Các loại pháo, thuốc pháo khi không còn nhu cầu sử dụng, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.

– Việc tiêu hủy các loại pháo, thuốc pháp phải bảo đảm đúng quy trình, an toàn và bảo vệ môi trường.

Việc nghiên cứu, chế tạo, sử dụng các loại pháo, thuốc pháo tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của bản thân và những người xung quanh. Vì thế, nhà nước quy định rất nghiêm ngặt, chặt chẽ về việc sử dụng pháo, thuốc pháo. Đặc biệt, tại  Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì pháp luật đã q những hành vi bị nghiêm cấm trong nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng pháo và thuốc pháo.

Trước đây, vào mỗi dịp Tết các gia đình ở Việt Nam đều đốt pháp để chào đón năm mới, tập tục này mang đến sự hân hoan, vui vẻ, phấn khởi trong những ngày lễ Tết. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui thì sử dụng pháo không an toàn gây ra rất nhiều ảnh hưởng về sức khỏe thậm chí là tính mạng con người cũng như ảnh hưởng không tốt đến môi trường. Do đó mà từ năm 1994, Thủ tướng Chính phủ đã có chỉ thị số 406/CT-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo, chỉ có những đơn vị được cấp phép mới được quản lý, sử dụng các loại pháo.

Mặc dù vậy, tình trạng nhập lậu, sử dụng pháo hoa vẫn không dừng lại, đâu đó những tiếng pháo nổ vẫn vang lên đặc biệt ở các vùng nông thôn. Vì thế, việc đưa đến người dân những bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết là rất quan trọng.

Mẫu bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết

Sau đây, chúng tôi sẽ cung cấp một mẫu bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết:

Tết Tân Sửu đang đến gần, hiện tượng đốt pháo hoa tại các địa phương đang có chiều hướng gia tăng. Việc đốt pháo diễn ra ở nhiều nơi, bất kỳ địa điểm nào và thường vào buổi tối. Mặc dù đã tuyên truyền rất nhiều nhưng do không hiểu được những tác hại mà pháo nổ gây ra nên nhiều thanh niên, gia đình vẫn cố chấp sử dụng.

1. Tác hại của sử dụng pháo

Pháo nổ gây ra rất nhiều những tác hại, ảnh hưởng trực tiếp đên con người như:

– Tàn pháp gây kích thích đường hô hấp

Nguyên liệu để làm pháo là thuốc nổ có thành phần chủ yếu là lưu huỳnh, bột than, muối nitrat (kali nitrat) hoặc kali clorat. Khi đốt pháo, ngoài các tiếng nổ đùng đoàng, tạch tạch, cùng ánh sáng nhiều màu, nhiều vẻ của pháo hoa còn có các đám bụi khói. Trong đó lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit là những chất có tính ăn mòn, tính axit và tính oxy hoá – khử rất mạnh. Chính các chất khí này khi hoà tan vào nước mưa sẽ tạo nên các đám mưa axit. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm chobay tản đi nơi khác, sẽkích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản.

– Pháo chứa thành phần gây dị ứng, mẩn ngứa

 Pháo có rất nhiều loại trong đó có những loại pháo ép dạng đồ chơi nguy hiểm có chứa hóa chất độc hại. Pháo đồ chơi này có dạng túi nilon nhỏ, bên ngoài có vẽ nhiều hình thù khác nhau, màu sắc hấp dẫn. Bên trong có chứa một loại chất bột màu trắng và 1 túi nhỏ hơn chứa chất lỏng màu hồng. Sau khi có tác động ngoại lực sẽ phát tiếng nổ làm cả 2 túi chất lỏng bị vỡ và gây mùi hôi khó chịu. Không ít trẻ em khi mua loại pháo đồ chơi này về dẫm bẹp, phát tiếng nổ đã bị dị ứng với hóa chất nói trên và mẩn ngứa khắp người.

– Viêm cuống phổi do hít phải tàn kim loại có trong pháo

Bụi khói pháo tuỳ thuộc thành phần phối chế thuốc pháo mà có thể khác nhau. Một lượng lớn khí lưu huỳnh đioxit, nitơ đioxit, cacbon đioxit, cacbon monoxit là những khí có hại cho sức khoẻ con người và bụi của các oxit kim loại. Khi đốt quá nhiều pháo nổ mà gặp lúc không có gió, áp suất khí quyển thấp thì không có cách nào làm cho bay tản đi nơi khác, sẽ kích thích mạnh đường hô hấp khiến người ta ho, viêm phế quản. Bên cạnh đó, tàn pháo có khả năng gây thắt khí quản. Vì thế mà bệnh hen suyễn có thể trở nên trầm trọng hơn nếu người ta hít phải kim loại này.

– Dễ gây sát thương

 Khi làm pháo, khi vận chuyển, khi đốt, trong một số bước tiến hành nếu có sơ suất có thể làm nổ một lượng lớn thuốc pháo hoặc pháo thành phẩm, có thể gây thương vong lớn.

Ngoài ra khi đốt pháo, tiếng nổ đinh tai cũng gây tiếng ồn lớn, góp phần gây ô nhiễm âm thanh ở các thành phố. Khi đốt pháo bất ngờ có thể làm cho trẻ em, khách bộ hành kinh hoàng, gây tác động có hại cho trật tự công cộng.

Cũng chính vì những tác hại này mà việc sản xuất, quản lý và sử dụng pháo ở nước ta đã bị hạn chế rất nhiều. Hiện nay, căn cứ theo Nghị định 137/2020/NĐ-CP thì ngoài pháo hoa được sử dụng trong một số trường hợp thì những loại pháo nổ, thuốc pháo khác người dân không được sử dụng.

2. Những hành vi bị pháp luật nghiêm cấm

Căn cứ theo Điều 5 Nghị định 137/2020/NĐ-CP những hành vi sau đây bị pháp luật nghiêm cấm:

– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng hoặc chiếm đoạt pháo nổ; trừ trường hợp tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, cung cấp, vận chuyển, sử dụng pháo hoa nổ theo quy định tại Nghị định này.

– Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng trái phép pháo hoa, thuốc pháo.

– Mang pháo, thuốc pháo trái phép vào, ra khỏi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoặc vào nơi cấm, khu vực cấm, khu vực bảo vệ và mục tiêu bảo vệ.

– Lợi dụng, lạm dụng việc sử dụng pháo để xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, tính mạng, sức khỏe, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

– Trao đổi, tặng, cho, gửi, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố pháo hoa nổ hoặc thuốc pháo để sản xuất pháo trái phép; vận chuyển, bảo quản, tiêu hủy pháo không bảo đảm an toàn hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường.

– Chiếm đoạt, mua, bán, trao đổi, tặng, cho, mượn, cho mượn, thuê, cho thuê, cầm cố, làm giả, sửa chữa, tẩy xóa các loại giấy phép về pháo.

– Giao pháo hoa nổ, thuốc pháo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện theo quy định.

– Hướng dẫn, huấn luyện, tổ chức huấn luyện cách thức chế tạo, sản xuất, sử dụng trái phép pháo dưới mọi hình thức.

– Cố ý cung cấp thông tin sai lệch về quản lý, bảo quản pháo, thuốc pháo; không báo cáo hoặc báo cáo không kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin về việc mất, thất thoát, tai nạn, sự cố về pháo, thuốc pháo.

3. Chế tài khi tàng trữ, sử dụng pháo trái pháp luật

Hiện nay, pháp luật có những quy định rất cụ thể về xử phạt đối với việc tàng trữ, sử dụng pháo bao gồm cả xử phạt hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

Thứ nhất: Xử phạt hành chính với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo

Tại Nghị định 167/2013/NĐ-CP có quy định về mức xử phạt liên quan đến hành vi mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép các loại pháo nổ:

– Tại Điểm b Khoản 2 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng và tịch thu tang vật đối với hành vi sử dụng các loại pháo mà không được phép;

– Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với một trong những hành vi: Sản xuất, tàng trữ, mua, bán, vận chuyển trái phép pháo, thuốc pháo và đồ chơi nguy hiểm.

– Tại Điểm d Khoản 4 Điều 10 quy định: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng và tịch thu tang vật, phương tiện đối với hành vi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam trái phép vũ khí, súng săn, công cụ hỗ trợ, các loại pháo, đồ chơi nguy hiểm.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo

Căn cứ theo quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 và Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC thì những hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ, thuốc pháo có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với những tội danh sau:

– Tội gây rối trật tự công cộng theo Điều 245 Bộ luật Hình sự

– Tội chế tạo, tàng trữ, vận chuyển, sử dụng, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt vật liệu nổ theo Điều 232 Bộ luật Hình sự

– Tội buôn lậu theo Điều 153 Bộ luật Hình sự

– Tội buôn bán hàng cấm theo Điều 155 Bộ luật Hình sự

Như vậy, việc tàng trữ, vận chuyển, sản xuất, sử dụng pháo nổ không chỉ gây tác hại xấu đến sức khỏe mà còn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Mọi người dân hãy nghiêm túc thực hiện các quy định về phòng chống các loại pháo nổ là góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, vì bình yên, hạnh phúc của nhân dân, xây dựng đời sống văn hóa, mừng Đảng, mừng xuân, đón năm mới tươi vui, an toàn và tiết kiệm.

Trên đây là nội dung bài tuyên truyền về phòng chống pháo nổ dịp Tết. Hi vọng bài viết này sẽ giúp quý vị viết được một bài tuyên truyền phù hợp với địa phương. Cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bắc Giang có nhiệm vụ trực tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp; cấp hoặc từ chối cấp đăng ký doanh...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Hà Nam

Phòng Đăng ký Kinh doanh tỉnh Hà Nam là phòng chuyên môn của Sở Kế hoạch và Đầu tư, có chức năng tham mưu giúp Ban Giám đốc Sở về lĩnh vực đăng ký doanh nghiệp và quản lý hệ thống thông tin về doanh nghiệp trên phạm vi toàn...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước (SĐT, Email, Địa chỉ)

Thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước được chúng tôi tổng hợp, chia sẻ tới Quý độc giả trong bài viết này. Do đó, Quý vị đừng bỏ...

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ ở đâu?

Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Phú Thọ có nhiệm vụ Hướng dẫn doanh nghiệp và người thành lập doanh nghiệp về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; hướng dẫn Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh...

SĐT, Địa chỉ Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc

Để giúp Quý độc giả có thêm thông tin về Phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Vĩnh Phúc, chúng tôi thực hiện bài viết với những chia sẻ này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi