Mang thai có được đơn phương nghỉ việc không?
Do ảnh hưởng của công việc nên vợ tôi khi mang thai hay bị chóng mặt, ù tai, đau bụng, thai nhi không ổn định. Trong trường hợp này, vợ tôi có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không?
Câu hỏi:
Luật sư cho tôi hỏi, vợ tôi vào làm việc cho Công ty Sam Sung Bắc Ninh với hợp lao động xác định thời hạn 3 năm, bắt đầu từ ngày 1/8/2019. Vợ tôi làm bên bộ phận test điện thoại, liên tục phải nghe để kiểm tra các chức năng của điện thoại, nhiều lúc phải kiểm tra điện thoại ảo nên sóng điện từ rất mạnh, do đó vợ tôi hay bị ù tai. Tháng 9/2022, vợ tôi bắt đầu mang thai. Khi mang thai đến tháng thứ 6, vợ tôi hay bị chóng mặt, ù tai, thai nhi không được ổn định. Vợ tôi đi khám bác sĩ bảo do ảnh hưởng của công việc nên để bảo vệ thai cần nghỉ việc ngay. Vậy, vợ tôi chưa làm hết hạn hợp đồng thì có được xin nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng không?
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty luật Hoàng Phi, với câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:
Căn cứ vào Khoản 2 Điều 35 Bộ luật lao động 2019 quy định:
Điều 35. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động
2. Người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp sau đây:
a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc theo thỏa thuận, trừ trường hợp quy định tại Điều 29 của Bộ luật này;
b) Không được trả đủ lương hoặc trả lương không đúng thời hạn, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 97 của Bộ luật này;
c) Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động;
d) Bị quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
đ) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo quy định tại khoản 1 Điều 138 của Bộ luật này;
e) Đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 169 của Bộ luật này, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác;
g) Người sử dụng lao động cung cấp thông tin không trung thực theo quy định tại khoản 1 Điều 16 của Bộ luật này làm ảnh hưởng đến việc thực hiện hợp đồng lao động.
Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận nếu tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đây là quyền của người lao động.
Như vậy, theo thông tin bạn đưa ra, vợ bạn hay bị chóng mặt, ù tai làm cho thai nhi không ổn định là do ảnh hưởng của công việc đã được bác sĩ xác nhận nên vợ bạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng mặc dù hợp đồng chưa hết thời hạn.
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, vợ bạn phải báo trước cho công ty một thời gian hợp lí. Theo Khoản 1 Điều 138 Bộ luật lao động 2019:
Điều 138. Quyền đơn phương chấm dứt, tạm hoãn hợp đồng lao động của lao động nữ mang thai
1. Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi thì có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động thì phải thông báo cho người sử dụng lao động kèm theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Những trường hợp không được sa thải người lao động
Căn cứ xử lý kỷ luật sa thải người lao động thì phải có hành vi vi phạm kỷ luật lao động quy định tại Điều 125 Bộ luật lao động năm 2019 và lỗi của người vi...
Có được điều chuyển lao động nữ khi mang thai hay không?
Tôi đang làm kế toán cho một công ty, công ty điều tôi làm lễ tân, công việc nặng hơn mà tôi đang mang thai 2 tháng tuổi, công ty có được làm thế hay không? tôi không chịu điều chuyển thì có bị chấm dứt hợp đồng...
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ mang thai không?
Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ đang mang thai không? Người sử dụng lao động được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động trong những trường hợp nào? Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái luật thì phải có nghĩa vụ như thế nào với người lao...
Những người đi làm trước năm 2009 có quyền lợi gì?
Như vậy, người lao động khi nghỉ việc theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật lao động sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc cho khoảng thời gian đi làm trước năm 2009 - thời gian chưa tham gia bảo hiểm thất nghiệp....
Tuân thủ pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động
An toàn lao động, vệ sinh lao động là hai lĩnh vực rất quan trọng nhằm bảo đảm điều kiện làm việc, phòng, tránh rủi ro từ môi trường lao động cho người lao...
Xem thêm