Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Ly hôn cần những căn cứ nào theo quy định của pháp luât?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1141 Lượt xem

Ly hôn cần những căn cứ nào theo quy định của pháp luât?

Em muốn luật sư tư vấn giúp em xem căn cứ ly hôn cần những yếu cầu gì theo quy định của pháp luật? Và làm thế nào để sau khi ly hôn mẹ em có được khoản tiền cấp dưỡng từ phía bố em để lo cho em và em gái em? Em xin cảm ơn Luật sư!

Câu hỏi:

Kính chào Luật sư! Gia đình em có 4 người là bố, mẹ, em và em gái. Hiện nay do mâu thuẫn gia đình, bố em là người thiếu trách nhiệm, thường xuyên nhậu nhẹt,không lo làm ăn và không quan tâm đến gia đình. Đặc biệt là luôn chửi mắng mẹ em thậm tệ. Nay em muốn luật sư tư vấn giúp em xem căn cứ ly hôn cần những yếu cầu gì theo quy định của pháp luật? Và làm thế nào để sau khi ly hôn mẹ em có được khoản tiền cấp dưỡng từ phía bố em để lo cho em và em gái em? Em xin cảm ơn Luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi, về câu hỏi này Luật sư của Luật Hoàng Phi trả lời như sau:

Thứ nhất: Theo khoản 1 Điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì :

Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được”

Như vậy, theo quy định này, mẹ bạn có quyền yêu cầu ly hôn tại Tòa án và mẹ bạn phải chứng minh được rằng bố bạn có hành vi bạo lực gia đình (Thường xuyên đánh đập, chửi bới mẹ bạn thậm tệ) hoặc bố bạn vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của mình (Không chăm nom con cái, không quan tâm gia đình, thường xuyên bỏ bê gia đình) và đặc biệt là mẹ bạn phải chứng minh được hôn nhân của bố mẹ bạn đang ở trong tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài và mục đích của hôn nhân không đạt được do hành vi trên của bố bạn. Đây là điều kiện quan trọng để Tòa án chấp nhận giải quyết cho việc mẹ bạn ly hôn với bố bạn.

Thứ hai: Về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ về con sau khi ly hôn được quy định như sau tại các Điều 81, 82 và 83 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014:

“Điều 81.Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con”.

Như vậy, dựa vào các quy định trên của pháp luật, tôi hy vọng rằng đã cung cấp cho bạn cơ sở cơ bản nhất về quyền ly hôn và vấn đề về nghĩa vụ của cha, mẹ, con sau khi ly hôn. Chúc bạn và mẹ có những quyết định thật đúng đắn !

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về thủ tục ly hôn, khách hàng có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi