• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 777 Lượt xem

Lương thử việc

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, bất kể một quốc gia nào cũng đòi hỏi phải có một lực lượng lao động lành nghề với trình độ, kỹ năng chuyên môn cao. Mức lương tối thiểu cũng là một căn cứ để tính mức lương thử việc, mức lương tối thiểu tăng lên thì đồng thời mức lương thử việc cũng sẽ tăng lên

Các nhà tuyển dụng để tăng doanh thu cho mình đều mong muốn tìm được người lao động phù hợp với vị trí công việc của họ.

Điều này đặt ra một thỏa thuận của các bên về thời hạn thử việc, để các bên có thể xem xét về tính phù hợp với vị trí công việc đó hay không? Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm các quyền và nghĩa vụ trong quan hệ lao động này lại diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là trong vấn đề về tiền lương cho vị trí thử việc.

Chính vì lý do này, tổng đài tư vấn 19006557 xin giới thiệu đến quý vị bài viết Lương thử việc.

Tiền lương thử việc là gì?

Tiền lương thử việc là số tiền do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động trong thời gian thử việc trước khi 02 bên chính thức giao kết hợp động lao động, hợp đồng làm việc và được tính căn cứ trên mức tiền lương chính thức của vị trí công việc mà người lao động đang thử việc.

Mức lương thử việc hiện nay

Theo quy định của Bộ luật lao động hiện nay, mức tiền lương thử việc của người lao động trong thời gian thử việc dựa trên sự thỏa thuận của bên sử dụng lao động với người lao động nhưng tối thiểu phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Ngoài ra, tham chiếu vào quy định tại Nghị định 157/2018/NĐ-CP quy định mức tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, do vậy, mức lương tối thiểu vùng tính từ ngày 01/01/2019 cao hơn nhiều so với trước đây.

Mà mức lương tối thiểu cũng là một căn cứ để tính mức lương thử việc, mức lương tối thiểu tăng lên thì đồng thời mức lương thử việc cũng sẽ tăng lên. Tùy thuộc vào khu vực mà người lao động đang làm việc mà đối chiếu vào danh mục theo Nghị định này sẽ có một mức riêng. Cụ thể:

– Khu vực I mức lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/tháng, trong khi trước đây là 3.980.000 đồng (tăng 200.000 đồng).

– Khu vực II mức lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/ tháng trong khi trước đây 3.530.000 đồng/tháng  (tăng 180.000 đồng).

– Khu vực III mức lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng trong khi trước đây 3.090.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng).

– Khu vực IV mức lương tối thiểu là 2.920.000 đồng/tháng trong khi trước đây 2.760.000 đồng/tháng (tăng 160.000 đồng).

Nghỉ việc trong thời gian thử việc có được hưởng lương không?

Theo điều 26 Bộ luật lao động Các bên có thể thỏa thuận về các vấn đề trong thời gian thử việc như công việc, quyền, nghĩa vụ. Bên cạnh đó, nếu thấy cần thiết 02 bên có thể tiến hành giao kế hợp đồng thử việc.

Ngoài ra, luật còn quy định trong thời gian nghỉ việc, một trong các bên có thể  chấm dứt thỏa thuận việc thử việc mà không cần thông báo trước cũng như thực hiện trách nhiệm bồi thường khi công việc làm thử đó không đạt yêu cầu.

Do đó, người lao động khi cảm thấy công việc không phù hợp với bản thân có thể thực hiện thỏa thuận với người sử dụng lao động hủy bỏ việc thực hiện hợp đồng làm việc mà không trái với quy định của pháp luật.

Vì hình thức của hợp đồng không bị ràng buộc theo quy định của pháp luật, nên hợp đồng thử việc có thể thông qua văn bản, lời nói hoặc hành vi. Do vậy, dù bất kể dưới hình thức nào thì hai bên có các quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật.

Như vậy, khi chấm dứt thỏa thuận thử việc, người lao động vẫn sẽ được người sử dụng lao động trả số tiền lương tương ứng với số ngày mà người đó đã làm việc trên thực thế.

Không ký hợp đồng thử việc có được trả lương không

Theo quy định tại Điều 26 Bộ luật lao động có nêu các bên có thể thỏa thuận giao kết hợp đồng thử việc với một số nội dung được quy định tại điều 23 của luật này. Tuy nhiên, Luật hoàn toàn không có một điều khoản nào quy định về hình thức của hợp đồng này.

Chính vì lẽ đó, hợp đồng thử việc không nhất thiết phải thông qua việc ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động vào một văn bản do hai bên đã thỏa thuận trước đó, mà hoàn toàn có thể xác lập thông qua lời nói hoặc hành vi của các bên.

Điều đó có nghĩa, khi hai bên đã thực hiện giao kết hợp đồng thông qua một trong các hình thức nếu trên thì hai bên phải có các quyền và nghĩa vụ với nhau theo quy định của pháp luật. Trong đó, bên sử dụng lao động phải có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền lương tương ứng với số ngày mà người lao động thực hiện  việc làm thử.

Trong trường hợp khi chấm dứt hợp đồng thử việc mà phí người sử dụng lao động không thực hiện chi trả lương cho người lao động là trái pháp luật. Để bảo đảm quyền lợi của mình, người lao đồng hoàn toàn có thể yêu cầu người sử dụng lao động thực hiện nghĩa vụ trả lương cho mình.

Nếu bên kia vẫn tiếp tục kéo dài không trả lương thì có thể khởi kiện đến Tòa án nhân dân cấp huyện theo trình tự, thủ tục tố tụng dân sự về việc yêu công người sử dụng lao động trả tiền lương thử việc.

Ngoài ra, đối với người sử dụng lao động nếu vi phạm các quy định về thử việc có thể bị xử phải vi phạm hành chính được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định 28/2020/NĐ-CP.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn về Lương thử việc của tổng đài tư vấn 19006557, mọi vấn thắc mắc hay cần giải đáp chi tiết xin vui lòng liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ.

 

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi