Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?
  • Thứ tư, 06/12/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 169 Lượt xem

Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ.

Luật sư là gì?

Theo Điều 2 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012: Luật sư là người có đủ tiêu chuẩn, điều kiện hành nghề theo quy định của Luật này, thực hiện dịch vụ pháp lý theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức (sau đây gọi chung là khách hàng).

Chức năng xã hội của Luật sư bao gồm: Hoạt động nghề nghiệp của luật sư góp phần bảo vệ công lý, các quyền tự do, dân chủ của công dân, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức, phát triển kinh tế – xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

Khi hành nghề Luật sư bắt buộc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn:

– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

– Tuân theo Quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp luật sư Việt Nam.

– Độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan.

– Sử dụng các biện pháp hợp pháp để bảo vệ tốt nhất quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

– Chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp luật sư.

Quyền hạn và nhiệm vụ của Luật sư

Theo Điều 21 Luật luật sư 2006 sửa đổi, bổ sung 2012 Luật sư có các quyền và nghĩa vụ sau đây:

Luật sư có các quyền sau đây:

– Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định của Luật này và quy định của pháp luật có liên quan;

– Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;

– Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định của Luật này;

– Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

– Hành nghề luật sư ở nước ngoài;

– Các quyền khác theo quy định của Luật này.

Cụ thể hơn Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:
1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;
2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;
3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;
4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;
5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;
7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;
8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;
9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

Luật sư có các nghĩa vụ sau đây:

– Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 của Luật này;

– Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;

– Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;

– Thực hiện trợ giúp pháp lý;

– Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;

– Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật này.

Có bắt buộc phải có Luật sư khi tham gia tố tụng? 

Khoản 1 Điều 72 Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 quy định Luật sư bào chữa tham gia vào vụ án hình sự khi được người bị buộc tội nhờ bào chữa hoặc cơ quan có thẩm quyền chỉ định. Theo đó, sẽ có luật sư được mời hoặc luật sư chỉ định. Và trong các trường hợp sau đây, nếu không mời được người bào chữa thì cơ quan có thẩm quyền phải chỉ định người bào chữa:

– Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;

– Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa; người có nhược điểm về tâm thần hoặc là người dưới 18 tuổi.

Theo đó, trong 2 trường hợp nêu trên bắt buộc phải có người bào chữa nếu không mời được thì phải chỉ định người bào chữa. Sự tham gia của người bào chữa vào những vụ án này không phụ thuộc vào ý chí của bị can, bị cáo.

Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:
1.  Luật sư;
2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;
3.  Bào chữa viên nhân dân.

Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 Bộ luật tố tụng hình sự có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.Trừ trường hợp bắt, tạm giữ người thì người bào chữa tham gia từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ.

Trong đó, khoản 2 Điều 109 Bộ luật Tố tụng hình sự quy định, bắt người gồm:

– Bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

– Bắt người phạm tội quả tang;

– Bắt người đang bị truy nã;

– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam;

– Bắt người bị yêu cầu dẫn độ

Còn đối với trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

Như vậy, sớm nhất, luật sư có thể tham gia tố tụng ngay từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở cơ quan điều tra nếu được mời/lựa chọn bào chữa và được cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tiếp nhận việc đăng ký bào chữa.

Trong giai đoạn này, người bào chữa sẽ do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ mời/lựa chọn.

Trên đây là những chia sẻ của Công ty Luật Hoàng Phi về Luật sư được tham gia bào chữa từ giai đoạn nào?. Quý độc giả có những băn khoăn, vướng mắc trong quá trình tham khảo nội dung bài viết hoặc có nhu cầu sử dụng dịch vụ có thể liên hệ chúng tôi qua hotline 0981.378.999 (Mr. Nam) để được hỗ trợ nhanh chóng và chính xác.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi