Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Lao động nữ hết kì nghỉ thai sản có được đảm bảo chỗ làm việc không?
  • Thứ ba, 26/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2044 Lượt xem

Lao động nữ hết kì nghỉ thai sản có được đảm bảo chỗ làm việc không?

Sau thời gian nghỉ chế độ thai sản, Giám đốc chuyển tôi sang làm thư kí văn phòng, lương thấp hơn so với vị trí kế toán. Luật sư cho tôi hỏi, quy định của Giám đốc công ty như vậy có trái với quy định của pháp luật không?

Câu hỏi:

Tôi là Thân Thị Hằng. Tôi vào làm kế toán cho công ty X từ năm 2020. Đến mùng 9/ 2/2022 tôi bắt đầu xin công ty cho tôi nghỉ chế độ thai sản để sinh con. theo quy định tôi được nghỉ 6 tháng. Có lẽ đến ngày 9/8/2022 là hết thời gian nghỉ chế độ thai sản. Nhưng vì con tôi quá bé, hay quấy khóc nên tôi xin công ty cho tôi nghỉ thêm 1 thời gian nữa, không hưởng lương. Đến đầu tháng 11 tôi bắt đầu đi làm lại, nhưng vị trí kế toán của tôi đã có người khác thế chỗ. Giám đốc công ty bảo rằng tôi nghỉ quá lâu, nên chuyển tôi sang làm thư kí văn phòng, lương thấp hơn so với vị trí kế toán. Luật sư cho tôi hỏi, quy định của Giám đốc công ty như vậy có trái với quy định của pháp luật không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ vào Điều 139 Bộ Luật lao động 2019 về nghỉ thai sản:

Điều 139. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng; thời gian nghỉ trước khi sinh không quá 02 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương sau khi thỏa thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng nhưng người lao động phải báo trước, được người sử dụng lao động đồng ý và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động. Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

5. Lao động nam khi vợ sinh con, người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi, lao động nữ mang thai hộ và người lao động là người mẹ nhờ mang thai hộ được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Như vậy, thời gian bạn nghỉ hưởng chế độ thai sản khi sinh con là 06 tháng (9/2/2022 đến 9/8/20025). Sau thời gian này, bạn xin Giám đốc công ty cho bạn nghỉ thêm một thời gian nữa, không hưởng lương, được Giám đốc công ty đồng ý. Bạn nghỉ như vậy là hoàn toàn đúng với quy định của pháp luật. Khi quay trở lại làm việc thì lao động nữ được đảm bảo việc làm.

Theo quy định Điều 140 Bộ Luật lao động 2019 về bảo đảm việc làm cho lao động nữ:

Điều 140. Bảo đảm việc làm cho lao động nghỉ thai sản

Lao động được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại các khoản 1, 3 và 5 Điều 139 của Bộ luật này mà không bị cắt giảm tiền lương và quyền, lợi ích so với trước khi nghỉ thai sản; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Như vậy, có thể thấy pháp luật quy định lao động nữ sau thời gian nghỉ sinh con quay trở lại làm việc được bảo đảm việc làm cũ. Trong trường hợp của bạn, trước khi nghỉ thai sản bạn đang làm ở vị trí kế toán, thì sau thời gian nghỉ thai sản bạn vẫn được đảm bảo làm ở vị trí kế toán cũ.

Trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sảnNhưng khi bạn trở lại công ty làm việc thì vị trí đó đã có người thay thế, Công ty bố trí cho bạn sang làm thư kí văn phòng với mức lương thấp hơn so với vị trí kế toán trước khi nghỉ thai sản là trái với quy định của pháp luật.

Do đó, nếu bạn được bố trí làm thư kí văn phòng thì mức lương mới này phải bằng hoặc cao hơn mức lương ở vị trí kế toán trước khi bạn nghỉ sinh con.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi