Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Làm thế nào để lấy lại được tiền đã cho người khác mượn?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1541 Lượt xem

Làm thế nào để lấy lại được tiền đã cho người khác mượn?

Đầu năm 2015 tôi có cho một người bạn vay 150.000.000 đồng có làm giấy vay nợ, thời hạn vay 3 tháng. Nhưng đến nay người đó nhiều lần khất lần và không trả. Tôi phải làm thế nào để có thể đòi lại được tiền đã cho mượn?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, tôi là Phan Việt Hải, tôi có câu hỏi xin được luật sư tư vấn như sau:

Đầu năm 2015, tôi có cho một người bạn vay số tiền là 150.000.000 đồng có cả giấy vay nợ. Trên giấy vay nợ ghi thời hạn vay là 3 tháng, nhưng hiện nay đã qua ngày hẹn trả nợ đã lâu mà mỗi lần tôi gọi họ bảo trả tiền thì lại không muốn trả và cứ khất lần. Đầu tuần vừa rồi tôi lại qua hỏi thì vợ người bạn này lại bảo không biết chồng cô ấy đi đâu, chắc phải đến tết mới về. Mà bây giờ tôi đang có việc cần tiền gấp mà không thể đòi được. Vậy Luật sư cho tôi hỏi phải làm thế nào để tôi có thể lấy lại được tiền đã cho mượn? 

Mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo như bạn trình bày, đầu năm 2015 bạn có cho một người bạn vay số tiền 150.000.000 đồng và có làm giấy vay nợ. Giữa bạn và người bạn kia đã thiết lập một giao dịch vay tiền. Về mặt hình thức, pháp luật không quy định hình thức bắt buộc của hợp đồng vay tiền. Theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự 2015:

Điều 463. Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Như vậy, khi cho người bạn kia vay tiền, bạn đã làm giấy vay nợ, giấy vay nợ này có giá trị pháp lý như một hợp đồng vay tiền và được pháp luật công nhận

Theo đó, căn cứ theo quy định tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 thì bên vay phải có nghĩa vụ trả nợ cho bên cho vay như sau:

Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, theo đúng quy định của pháp luật thì bên vay phải có nghĩa vụ trả đầy đủ số tiền vay nợ khi đã đến hạn. Tuy nhiên, trong trường hợp của bạn, thời hạn vay nợ ghi trong giấy vay nợ là 3 tháng, nghĩa là sau khi hết thời hạn 3 tháng kể từ ngày vay nợ thì người bạn của bạn phải có nghĩa vụ mang đầy đủ số tiền là 150.000.000 đồng (và có tiền lãi nếu hai bên có thỏa thuận) đến trả cho bạn. Thế nhưng, đã hơn một năm kể từ ngày vay nợ, người bạn đó cứ khất lần và không mang tiền đến trả cho bạn. Việc làm này đã vi phạm nghiêm trọng đến nội dung hợp đồng, cụ thể là vi phạm nghĩa vụ trả nợ của bên vay

Để đòi lại quyền lợi của mình, bạn có thể khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi người bạn đó cư trú, làm việc yêu cầu giải quyết vì đây là tranh chấp về hợp đồng dân sự nên thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.

Ngoài ra, trường hợp này vì giá trị tài sản tương đối lớn (150 triệu) do đó, hành vi của người bạn này của bạn có dấu hiệu cấu thành Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự 2015:

Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Tái phạm nguy hiểm;

đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

g) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Do đó, bạn cũng có thể làm đơn tố cáo và gửi tới cơ quan công an yêu cầu giải quyết quyền lợi cho mình.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Tham khảo thêm dịch vụ:

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi