Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lãi vay tín dụng cho sinh viên được tính như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2867 Lượt xem

Lãi vay tín dụng cho sinh viên được tính như thế nào?

Khi bắt đầu đi học đại học, em có vay vốn tín dụng hỗ trợ sinh viên trong vòng 5 năm. Em muốn hỏi là cách tính lãi, thời hạn trả nợ sau khi đi làm như thế nào, có được cộng dồn hay không?

 

Câu hỏi:

Chào các anh chị!

Em là Trần Văn Minh, em xin được tư vấn về vấn đề lãi vay tín dụng cho sinh viên như sau. Khi bắt đầu đi học đại học tại đại học kiến trúc TP HCM, em có xin giấy xác nhận là sinh viên mỗi học kì, gửi về quê để vay vốn địa phương. Mỗi học kì như vậy vay được khoảng 4 triệu, một năm 8-9 triệu. Em vay trong vòng 5 năm. Chế độ của chương trình vay lúc đó gia đình em biết là không phải trả lãi trong vòng 5 năm, đến khi học xong, tiếp theo 6 tháng mới bắt đầu trả lãi. Em đã học xong và đi làm được 6 tháng, vừa rồi gia đình em có báo là bên kia yêu cầu trả lãi, tuy nhiên hết sức vô lý là họ cộng số tiền em đã vay trong 5 năm và bắt đầu tính lãi từ năm đầu tiên, nếu cộng hết 5 năm thì số tiền khá lớn. Số lãi từ năm đầu tiên tăng dần tăng dần đến 5 năm vì họ cho phép em không trả trong vòng 5 năm đó. Vậy là giờ em phải trả số tiền 2 triệu mỗi tháng, chỉ trả lãi đã nợ và lãi mới mỗi tháng. Chưa gồm trả gốc. Em cảm thấy việc cho vay vốn cộng dồn và tính lãi ngầm như vậy không gọi là hỗ trợ cho sinh viên. Em không biết pháp luật có quy định như thế nào về việc này, mong anh/chị có thể giải đáp cho em.

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ theo quy định tại Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 về tín dụng đối với học sinh, sinh viên thì Chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên được áp dụng để hỗ trợ cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn góp phần trang trải chi phí cho việc học tập, sinh hoạt của học sinh, sinh viên trong thời gian theo học tại trường bao gồm: tiền học phí; chi phí mua sắm sách vở, phương tiện học tập, chi phí ăn, ở, đi lại. Cụ thể, điều 6, điều 7, điều 9, điều 10 Quyết định 157/2007/QĐ-TTg quy định như sau:

Điều 6. Thời hạn cho vay:

1. Thời hạn cho vay là khoảng thời gian được tính từ ngày đối tượng được vay vốn bắt đầu nhận vốn vay cho đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi) được ghi trong hợp đồng tín dụng. Thời hạn cho vay bao gồm thời hạn phát tiền vay và thời hạn trả nợ.

2. Thời hạn phát tiền vay là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên cho đến ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học, kể cả thời gian học sinh, sinh viên được các trường cho phép nghỉ học có thời hạn và được bảo lưu kết quả học tập (nếu có). Thời hạn phát tiền vay được chia thành các kỳ hạn phát tiền vay do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định hoặc thỏa thuận với đối tượng được vay vốn.

3. Thời hạn trả nợ là khoảng thời gian tính từ ngày đối tượng được vay vốn trả món nợ đầu tiên đến ngày trả hết nợ (gốc và lãi). Đối với các chương trình đào tạo có thời gian đào tạo không quá một năm, thời hạn trả nợ tối đa bằng 2 lần thời hạn phát tiền vay, đối với các chương trình đào tạo khác, thời hạn trả nợ tối đa bằng thời hạn phát tiền vay. Thời hạn trả nợ được chia thành các kỳ hạn trả nợ do Ngân hàng Chính sách xã hội quy định”.

Lãi vay tín dụng cho sinh viên được tính như thế nào?

Lãi vay tín dụng cho sinh viên được tính như thế nào?

Điều 7. Lãi suất cho vay:

1. Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,5%/tháng.

2. Lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay”.

Điều 9. Trả nợ gốc và lãi tiền vay:

1. Trong thời hạn phát tiền vay đối tượng được vay vốn chưa phải trả nợ gốc và lãi; lãi tiền vay được tính kể từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món vay đầu tiên đến ngày trả hết nợ gốc.

2. Đối tượng được vay vốn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên ngay sau khi học sinh, sinh viên có việc làm, có thu nhập nhưng không quá  12 tháng kể từ ngày học sinh, sinh viên kết thúc khóa học.

3. Mức trả nợ mỗi lần do Ngân hàng Chính sách xã hội hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng”.

Điều 10. Ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn:

Trường hợp đối tượng vay vốn trả nợ trước hạn đã cam kết trong hợp đồng tín dụng lãi suất phải trả sẽ được giảm lãi vay. Ngân hàng Chính sách xã hội quy định cụ thể mức ưu đãi lãi suất trong trường hợp trả nợ trước hạn”.

Đồng thời, căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định số 853/QĐ-TTg về điều chỉnh mức cho vay và lãi suất cho vay đối với học sinh, sinh viên.

Điều 1.

1. Điều chỉnh mức cho vay quy định tại khoản 1, Điều 5, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Mức cho vay tối đa là 1.000.000 đồng/tháng/học sinh, sinh viên.

2. Điều chỉnh lãi suất cho vay quy định tại khoản 1, Điều 7, Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg ngày 27 tháng 9 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với học sinh, sinh viên như sau: Lãi suất cho vay ưu đãi đối với học sinh, sinh viên là 0,65%/tháng.

3. Bộ Tài chính chủ trì phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan có kế hoạch đảm bảo vốn để Ngân hàng Chính sách xã hội cho vay theo mức điều chỉnh nêu trên”.

Như vậy, căn cứ vào các quy định trên thì trong thời hạn phát tiền vay thì bạn chưa phải trả nợ gốc và tiền lãi. Và lãi tiền vay được tính từ ngày đối tượng được vay vốn nhận món tiền vay đầu tiên đến trả hết nợ gốc. Nghĩa là, bạn sẽ phải trả lãi tiền vay tính từ thời điểm học kì đầu tiên bạn nhận được số tiền vay đầu tiên từ ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương. Ngay từ thời điểm sau khi ra trường, thì bạn phải trả nợ gốc và lãi tiền vay lần đầu tiên (không phải lãi dựa trên vốn cộng dồn trong 5 năm) ngay sau khi bạn có việc làm, có thu nhập nhưng không quá 12 tháng kể từ ngày bạn kết thúc khóa học. Mức trả nợ mỗi lần sẽ do Ngân hàng chính sách xã hội ở địa phương nơi bạn vay vốn hướng dẫn và được thống nhất trong hợp đồng tín dụng. Số tiền vay sẽ được phân kỳ trả nợ đối đa 6 tháng 1 lần, phù hợp với khả năng trả nợ của bạn do thỏa thuận giữa bạn và Ngân hàng chính sách ghi vào Khế ước trả nợ.

Đồng thời, bạn sẽ phải trả lãi tiền vay kể từ ngày bạn nhận được món vay lần đầu tiên (thời điểm học kỳ thứ nhất) cho đến ngày trả hết nợ gốc, với mức lãi suất căn cứ vào thời gian bạn nhận được số tiền vay là 0,5%/tháng hoặc 0,65%/tháng. Việc quy định như này, không vi phạm vào chính sách ưu đãi vay vốn cho học sinh, sinh viên bởi lẽ, pháp luật không yêu cầu bạn phải trả nợ gốc và lãi trong quá trình phát tiền vay. Chỉ khi bạn có việc làm sau khi kết thúc khóa học trong thời hạn 6 tháng hoặc trong vòng không quá 12 tháng bạn mới phải trả nợ gốc và lãi tiền vay vốn đầu tiên.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.     

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi