Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Không cứu giúp người khác khi bị tai nạn có bị phạt không?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4594 Lượt xem

Không cứu giúp người khác khi bị tai nạn có bị phạt không?

Tôi tham gia giao thông trên đường và thấy người bị ngã xe, máu chảy nhiều, nhưng tôi sợ liên lụy và sợ bị lừa nên không cứu giúp, vậy tôi có bị phạt gì không?

Câu hỏi:

Tôi có một câu hỏi muốn nhận được sự tư vấn như sau: ngày 12/9/2016. Tôi và con trai có đi qua quốc lộ 1A, hôm đó đi thì đường khá vắng, tôi có gặp một người ngã ở trên đường, không biết tự ngã hay là bị người ta đâm, nhưng người đó chả khá nhiều máu và nằm trên đường, họ có nói là cứu tôi với, nhưng tôi và con cũng sợ vì trời tối nhỡ dừng lại bị lừa hay gặp cướp vì chúng tôi đi đường xa nên khá bất an. Do đó tôi đã không dừng lại cứu người, chỗ đó có camera nên tôi cũng sợ, không biết bây giờ không biết người đó đã chết hay chưa, nếu người đó chết thì tôi có bị truy cứu trách nhiệm gì hay không? xin hãy giải đáp giúp tôi !

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật Hình sự, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Việc cứu người gặp nạn là nghĩa vụ của mọi người, một người thấy người khác gặp nạn thì cần cứu giúp nếu khả năng cho phép, để nâng cao tính nhân văn của việc cứu người, cũng như giúp cho những người bị nạn có thể được cứu giúp kịp thời, Luật pháp Việt Nam đã có những quy định cụ thể về xử phạt những hành vi không cứu giúp người khác. Cụ thể, hành vi không cứu giúp người khi tham gia giao thông được quy định trong Nghị định 46/2016/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt, cụ thể như sau:

Điều 11. Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông đường bộ

1, Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với cá nhân, từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a)Tập trung đông người trái phép, nằm, ngồi trên đường bộ gây cản trở giao thông;

b) Đá bóng, đá cầu, chơi cầu lông hoặc các hoạt động thể thao khác trái phép trên đường bộ; sử dụng bàn trượt, pa-tanh, các thiết bị tương tự trên phần đường xe chạy.

2. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 400.000 đồng đến 800.000 đồng đối với tổ chức để vật che khuất biển báo, đèn tín hiệu giao thông.

3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không cứu giúp người bị tai nạn giao thông khi có yêu cầu;

b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.

Như vậy, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi không cứu giúp người khác, mức phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân vì hành vi không cứu giúp người khác.

 Không cứu giúp người khác khi bị tai nạn có bị phạt không?

Không cứu giúp người khác khi bị tai nạn có bị phạt không?

Ngoài việc có thể bị xử phạt vi phạm hành chính, bạn còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự, được quy định tại Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:

Điều 132. Tội không cứu giúp người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng

1, Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2, Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Người không cứu giúp là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;

b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.

3, Phạm tội dẫn đến hậu quả 02 người trở lên chết, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm.

4, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như bạn đã trình bày, chúng tôi nhận thấy bạn dù có điều kiện nhưng lại không cứu giúp người, tuy nhiên, với điều luật này thì hậu quả chết người là bắt buộc, và việc bạn không cứu giúp là nguyên nhân gián tiếp dẫn đến người đó chết, nếu bạn cứu người đó thì người đó sẽ sống, nhưng vì bạn không cứu nên dẫn đến cái chết của người đó. Như vậy, phải xác định người đó đã chết hay chưa và việc bạn không cứu giúp có ảnh hưởng trực tiếp đến việc đó hay không thì bạn mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Tóm lại, bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự do hành vi không cứu người của mình.

Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI  TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (2 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi