Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Khoản chi phí cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài
  • Thứ hai, 25/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1289 Lượt xem

Khoản chi phí cho doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Quy định của pháp luật về tiền dịch vụ để thực hiện hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở ngoài

Câu hỏi: 

Tôi là Trần Thanh Phúc, năm nay 27 tuổi. Tôi có người em họ đang học tiếng để đi xuất khẩu lao động sang Nhật, nộp khoản cứng cho doanh nghiệp là 70 triệu. Ngoài ra còn các khoản chi phí khác. Luật sư cho tôi hỏi khoản 70 triệu này để thực hiện Hợp đồng đi xuất khẩu lao động pháp luật có quy định không? Nếu có được quy định như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Theo quy định của pháp luật để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài thì người lao động phải trả cho doanh nghiệp một khoản phí gọi là tiền dịch vụ.

Căn cứ theo Điều 21 Luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài về tiền phí dịch vụ:

1. Tiền dịch vụ là khoản chi phí mà người lao động phải trả cho doanh nghiệp dịch vụ để thực hiện Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nưc ngoài.

2. Doanh nghiệp dịch vụ thoả thuận với người lao động về việc thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong thời gian người lao động làm việc ở nước ngoài.

3. Trong trường hợp người lao động đã nộp tiền dịch vụ cho cả thời gian làm việc theo hợp đồng mà phải về nước trước thời hạn không do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp dịch vụ phải hoàn trả cho người lao động phần tiền dịch vụ theo tỷ lệ tương ứng với thời gian còn lại của Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

4. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền dịch vụ.

Như vậy có thể thấy tiền phí dịch để thực hiện đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài hay trong trường hợp của em bạn gọi phổ biến là  xuất khẩu lao động đã được quy định trong luật, vấn đề này phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

Mức tiền dịch vụ do hai bên thỏa thuận. Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Tài chính quy định mức trần tiền dịch vụ như sau:

–  Mức trần tiền dịch vụ: Người lao động nộp tiền dịch vụ cho doanh nghiệp không quá một tháng tiền lương (hoặc tiền trợ cấp tu nghiệp) theo hợp đồng cho một năm làm việc; riêng sỹ quan và thuyền viên làm việc trên tàu vận tải biển không quá một tháng rưỡi tiền lương theo hợp đồng cho một năm làm việc. Tổng mức tiền dịch vụ tối đa không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;

–  Mức tiền dịch vụ phải được ghi rõ trong hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài ký kết giữa doanh nghiệp và người lao động;

–  Tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương cơ bản không bao gồm: tiền làm thêm giờ, tiền thưởng và các khoản trợ cấp khác. Riêng đối với sĩ quan, thuyền viên tàu vận tải biển, tiền lương theo hợp đồng (tính theo tháng) để làm căn cứ xác định mức tiền dịch vụ là tiền lương bao gồm lương cơ bản và lương phép.

Cách thức thu nộp và hoàn trả tiền dịch vụ

– Doanh nghiệp thoả thuận với người lao động để thu tiền dịch vụ một lần trước khi người lao động xuất cảnh hoặc thu nhiều lần trong quá trình thực hiện hợp đồng;

– Trường hợp người lao động phải về nước trước thời hạn vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do lỗi của người lao động thì doanh nghiệp chỉ được thu tiền dịch vụ theo thời gian (số tháng) thực tế người lao động làm việc ở nước ngoài;

– Trường hợp người lao động vi phạm hợp đồng hoặc vi phạm pháp luật nước đến làm việc mà phải về nước trước hạn hoặc tự ý bỏ hợp đồng ở lại bất hợp pháp thì doanh nghiệp được thu tiền dịch vụ của người lao động theo thời hạn hợp đồng đã ký.

Như vậy có thể thấy mức phí dịch vụ 70 triệu để đi xuất khẩu sang Nhật là hợp lí nếu không quá ba tháng lương theo hợp đồng/người/hợp đồng;

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, chị có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TNG ĐÀI TƯ VN LUT MIN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi