Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi nào thì phải kê biên tài sản?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1022 Lượt xem

Khi nào thì phải kê biên tài sản?

Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế của tô tụng hình sự nhằm bảo đảm cho việc thi hành án về tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại được thuận lợi.

1. Quy định về kê biên tài sản theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Theo quy định tại Điều 128 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Kê biên tài sản như sau:

Khi nào thì phải kê biên tài sản?

Kê biên tài sản 

“1. Kê biên tài sản chỉ áp dụng đối với bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc có thể bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại.

2. Những người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có quyền ra lệnh kê biên tài sản. Lệnh kê biên của những người được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp trước khi thi hành.

3. Chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị phạt tiền, bị tịch thu hoặc phải bồi thường thiệt hại. Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản hoặc người quản lý hợp pháp hoặc người thân thích của họ bảo quản. Người được giao bảo quản mà có hành vi tiêu dùng, chuyển nhượng, đánh tráo, cất giấu, hủy hoại tài sản bị kê biên thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

4. Khi tiến hành kê biên tài sản phải có mặt những người:

a) Bị can, bị cáo hoặc người đủ 18 tuổi trở lên trong gia đình hoặc người đại diện của bị can, bị cáo;

b) Đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên;

c) Người chứng kiến.

Người tiến hành kê biên phải lập biên bản, ghi rõ tên và tình trạng từng tài sản bị kê biên. Biên bản được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này, đọc cho những người có mặt nghe và cùng ký tên. Ý kiến, khiếu nại của những người quy định tại điểm a khoản này liên quan đến việc kê biên được ghi vào biên bản, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Biên bản kê biên được lập thành bốn bản, trong đó một bản được giao ngay cho người được quy định tại điểm a khoản này sau khi kê biên xong, một bản giao ngay cho chính quyền xã, phường, thị trấn nơi có tài sản bị kê biên, một bản gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và một bản đưa vào hồ sơ vụ án.”

2. Tư vấn và bình luận về việc kê biên tài sản theo Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015.

Thứ nhất: Kê biên tài sản là một trong những biện pháp cưỡng chế của tố tụng hình sự nhằm bảo đảm cho việc thi hành án về tịch thu tài sản, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại được thuận lợi. Do đó, việc kê biên tài sản phải được tiến hành khẩn trương ngay từ giai đoạn điều tra, và lệnh kê biên tài sản của cơ quan điều tra phải được thông báo ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp biết trựớc khi thi hành.

Thứ hai: Người bị kê biên tài sản là bị can, bị cáo phạm một tội mà Bộ luật hình sự quy định có thể bị tịch thu tài sản hoặc phạt tiền và người phải chịu trách nhiệm bổi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Thứ ba: Trong quá trình kê biên, chỉ kê biên phần tài sản tương ứng với mức có thể bị tịch thu, phạt tiền hoặc bồi thường thiệt hại.

Thứ tư: Tài sản bị kê biên được giao cho chủ tài sản (nếu bị can, bị cáo đang được tại ngoại) bảo quản. Trong trường hợp bị can, bị cáo đang bị tạm giữ, tạm giam thì tài sản bị kê biên được giao cho thân nhân của họ (như bố, mẹ, anh chị em đã thành niên…) bảo quản.

Khi nào thì phải kê biên tài sản?

Thứ năm: Trong biên bản kê biên tài sản phải ghi rõ những khiếu nại của đương sự, có chữ ký xác nhận của họ và của người tiến hành kê biên.

Thứ sáu: Trong trường hợp xét thấy việc kê biên không còn cần thiết thì người có thẩm quyền quyết định kê biên tài sản có thể quyết định huỷ bỏ lệnh kê biên tài sản. Đó là các trường hợp:

–  Bị can, bị cáo hoặc người có trách nhiệm đã hoàn thành việc bồi thường thiệt hại;

–  Đã đình chỉ điều tra vụ án hoặc đối với bị can có tài sản bị kê biên;

–  Bị can bị kê biên tài sản đã được cơ quan tiến hành tố tụng quyết định thay đổi tội danh mà tội danh mới đó theo quy định của luật hình sự thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. tịch thu tài sản hoặc phạt tiền.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi