Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi nào phải tiến hành xem xét các dấu vết trên thân thể?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 929 Lượt xem

Khi nào phải tiến hành xem xét các dấu vết trên thân thể?

Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

1. Quy định về việc tiến hành xem xét các dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khi nào phải tiến hành xem xét các dấu vết trên thân thể?

Theo quy định tại Điều 202 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về xem xét các dấu vết trên thân thể như sau:

“1. Khi cần thiết, Điều tra viên tiến hành xem xét dấu vết của tội phạm hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án trên thân thể người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị hại, người làm chứng. Trong trường hợp cần thiết thì Cơ quan điều tra trưng cầu giám định.

2. Việc xem xét dấu vết trên thân thể phải do người cùng giới tiến hành và phải có người cùng giới chứng kiến. Trường hợp cần thiết thì có thể mời bác sĩ tham gia.

Nghiêm cấm xâm phạm sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người bị xem xét dấu vết trên thân thể.

Khi xem xét dấu vết trên thân thể phải lập biên bản mô tả dấu vết để lại trên thân thể; trường hợp cần thiết phải chụp ảnh, trưng cầu giám định. Biên bản xem xét dấu vết trên thân thể được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này.”

2. Tư vấn và bình luận về việc tiến hành xem xét các dấu vết trên thân thể theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Thứ nhất: Xem xét dấu vết trên thân thể là hoạt động điều tra do Điều tra viên tiến hành nhằm phát hiện trên thân thể người bị bắt, bị tạm giữ, bị can, người bị hại, người làm chứng để phát hiện dấu vết của tội phạm (tức là dấu vết do hành vi phạm tội gây ra như: vết đâm, chém, vết bầm, vết xước… trên người những đối tượng trên) hoặc các dấu vết khác có ý nghĩa đối với vụ án như vết xăm trổ, chàm, bớt, sẹo cần xem xét để nhận dạng bị can, bị cáo…

Thứ hai: Trong trường hợp cần thiết như việc xem xét dấu vết trên thân thể đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn về y học thì Cơ quan điều tra phải mời bác sĩ pháp y tham gia hoặc trưng cầu giám định pháp y theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

Thứ ba: Người tiến hành xem xét dấu vết trên thân thể phải là người cùng giới và phải có người cùng giới chứng kiến. Không được xâm phạm nhân phẩm hoặc sức khoẻ của người bị xem xét tức là phải xem xét ở chỗ kín đáo, những người không có nhiệm vụ không được tham dự và không được bình phẩm về thân thể của người bị xem xét.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi