Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi nào phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6110 Lượt xem

Khi nào phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm?

Thẩm phán và Hội thẩm là những người tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phải bảo đảm tính khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng

1. Khái niệm thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Tại Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định:

“- Thẩm phán, Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi khi thuộc một trong các trường hợp:

a) Trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật này;

b) Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau;

c) Đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Cán bộ điều tra, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án.

– Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên tòa do Chánh án hoặc Phó Chánh án Tòa án được phân công giải quyết vụ án quyết định.

Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì do Chánh án Tòa án trên một cấp quyết định.

Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét hỏi bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thay đổi thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số.

Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa”.

2.  Bình luận và phân tích việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Thẩm phán và Hội thẩm là những người tiến hành xét xử vụ án. Khi xét xử Thẩm phán và Hội thẩm độc lập và chỉ tuân theo pháp luật phải bảo đảm tính khách quan vô tư trong khi tiến hành tố tụng. Để bảo đảm tính khách quan vô tư đó của Thẩm phán và Hội thẩm, Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể những trường hợp Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi hoặc đề nghị thay đổi của những người có thẩm quyền được quy định ở Điều 50 Bộ luật tố tụng hình sự.

–  Theo khoản 1 Điều luật đang bình luận, Thẩm phán và Hội thẩm phải từ chối tham gia xét xử hoặc bị thay đổi, nếu thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 49 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau hoặc đã tham gia xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm hoặc tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thư ký phiên toà.

–  Khoản 2 Điều 53 Bộ luật tố tụng hình sự quy định thẩm quyền quyết định việc thay đổi Thẩm phán hoặc Hội thẩm. Chánh án Toà án là người đứng đầu cơ quan Toà án trong tố tụng hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm tương ứng. Thẩm phán, Hội thẩm thực hiện việc xét xử theo sự phân công của Chánh án. Do vậy, khoản 2 Điều luật đang bình luận quy định việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà và tại phiên toà.

+ Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm trước khi mở phiên toà do Chánh án Toà án cùng cấp quyết định. Nếu Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Toà án cấp trên trực tiếp quyết định.

+ Việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà do Hội đồng xét xử quyết định trước khi bắt đầu xét xử bằng cách biểu quyết tại phòng nghị án. Khi xem xét thành viên nào thì thành viên đó được trình bày ý kiến của mình, Hội đồng quyết định theo đa số. Trong trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm tại phiên toà, thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên toà. Việc cử thành viên mới của Hội đồng xét xử do Chánh án Toà án quyết định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi