Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi nào cần triệu tập người làm chứng?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2658 Lượt xem

Khi nào cần triệu tập người làm chứng?

Căn cứ vào Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án vì thế lời khai đúng sự thật của người làm chứng có giá trị chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án

1. Khái niệm triệu tập người làm chứng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 185 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“- Khi triệu tập người làm chứng đến lấy lời khai, Điều tra viên phải gửi giấy triệu tập.

– Giấy triệu tập người làm chứng ghi rõ họ tên, chỗ ở hoặc nơi làm việc, học tập của người làm chứng; giờ, ngày, tháng, năm và địa điểm có mặt; mục đích và nội dung làm việc, thời gian làm việc; gặp ai và trách nhiệm về việc vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan.

– Việc giao giấy triệu tập được thực hiện như sau:

a) Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng hoặc thông qua chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập. Trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người làm chứng cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng làm việc, học tập có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ;

b) Giấy triệu tập người làm chứng dưới 18 tuổi được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện khác của họ;

c) Việc giao giấy triệu tập người làm chứng theo ủy thác tư pháp của nước ngoài được thực hiện theo quy định tại khoản này và Luật tương trợ tư pháp.

– Trường hợp cần thiết, Kiểm sát viên có thể triệu tập người làm chứng để lấy lời khai. Việc triệu tập người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều này”.

2. Bình luận và phân tích vấn đề triệu tập người làm chứng theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015

–  Căn cứ vào Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự, người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến vụ án vì thế lời khai đúng sự thật của người làm chứng có giá trị chứng cứ quan trọng để giải quyết vụ án. Tuy nhiên, để người biết các tình tiết liên quan đến vụ án đó có thể tham gia vào giải quyết vụ án thì họ phải có một tư cách nhất định trong toàn bộ những chủ thể tham gia vào quá trình tố tụng. Chính vì vậy, luật quy định, khi cần thiết để những người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đến làm chứng, người tiến hành tố tụng (Điều tra viên, Kiểm sát viên) phải có một quyết định cụ thể triệu tập họ với tư cách người làm chứng.

– Để triệu tập người làm chứng, Điều tra viên hoặc Kiểm sát viên phải gửi giấy triệu tập. Thay cho việc mời người biết sự việc làm chứng như trước đây, Bộ luật tố tụng hình sự quy định hình thức Giấy triệu tập người làm chứng. Hình thức giấy triệu tập mà Bộ luật quy định đã tạo hiệu lực pháp lý, bảo đảm quan trọng để buộc người biết các tình tiết của vụ án phải có mặt theo yêu cầu của điều tra viên, kiểm sát viên. Giấy triệu tập người làm chứng phải ghi rõ họ tên, chỗ ở của người làm chứng, ngày, tháng, năm, địa điểm có mặt, gặp ai.

Quyết định triệu tập của Điều tra viên, Kiểm sát viên là văn bản chính thức công nhận một người nào đó là người làm chứng trong vụ án.

Để có thể triệu tập đến làm chứng trong vụ án hình sự, những người biết được các tình tiết liên quan đến vụ án đổ, Điều tra viên, Kiểm sát viên phải có đầy đủ thông tin đế khẳng định rằng:

+ Đó là những người không giữ vai trò là người bào chữa của bị can, bị cáo;

+ Đó là những người không bị khuyết tật về tâm thần hoặc thể chất đến mức mất khả năng nhận thức được những tình tiết của vụ án mà họ biết, hoặc không còn khả năng khai báo đúng đắn.

– Trong trường hợp cần thiết, để khẳng định điều đó Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể tiến hành trưng cầu giám định nhằm làm rõ tình trạng tâm thần của người làm chứng.

Căn cứ vào điểm c khoản 3, Điều 155 của Bộ luật tố tụng hình sự, Điều tra viên, Kiểm sát viên có thể trưng cầu giám định khi có sự nghi ngờ đối với những người biết được các tình tiết của vụ án về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn những tình tiết của vụ án.

– Trong giấy triệu tập phải nêu rõ trách nhiệm về việc vắng mặt không có lý do chính đáng. Căn cứ vào khoản 4 Điều 66 của Bộ luật tố tụng hình sự người làm chứng có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của Điều tra viên, Kiểm sát viên, Toà án. Trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của người làm chứng có thể gây trở ngại cho việc điều tra truy tố, xét xử thì họ có thể bị dẫn giải. Trường hợp cố tình không có mặt nhằm từ chối khai báo và trốn tránh mà không có lý do chính đáng thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 383 của Bộ luật hình sự.

– Giấy triệu tập được giao trực tiếp cho người làm chứng, điều đó có nghĩa là cơ quan hay người tiến hành tố tụng đã có quyết định triệu tập người làm chứng phải bảo đảm để người làm chứng hoặc được nhìn thấy và được đọc hoặc được nghe người khác đọc toàn văn giấy triệu tập.

+ Có thể được coi là giao trực tiếp, trường hợp người làm chứng có những khiếm khuyết về tinh thần hoặc thể chất, giấy triệu tập được giao cho người đại diện hợp pháp của họ.

+ Trường hợp không giao trực tiếp được, thì có thể thông qua chính quyền xã phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc để chuyển giấy triệu tập.

+ Các cơ quan, tổ chức đó có trách nhiệm tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ.

– Điều luật quy định, trong mọi trường hợp, việc giao giấy triệu tập phải được ký nhận. Tuy nhiên, điều luật không quy định cụ thể đó là chữ ký của ai và chữ ký đó được ký trên văn bản, giấy tờ nào. Thực tiễn cho thấy, trường hợp giấy triệu tập được giao trực tiếp thì người nhận giấy phải ký biên nhận. Trường hợp thông qua chính quyền xã phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc thì cần có chữ ký của người đại diện cơ quan chính quyền xã phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc. Điều này phù hợp với quy định trong điều luật về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đó phải tạo điều kiện cho người làm chứng thực hiện nghĩa vụ. Người đưa giấy triệu tập có thể yêu cầu ký nhận vào sổ biên nhận. Tuy nhiên, để bảo đảm tính hợp pháp, chặt chẽ, thì chính quyền xã phường, thị trấn hoặc cơ quan, tổ chức nơi người làm chứng cư trú hoặc làm việc khi giao giấy triệu tập cho người làm chứng phải yêu cầu người làm chứng ký xác nhận.

Trường hợp người làm chứng chưa đủ 16 tuổi, giấy triệu tập được giao cho cha, mẹ hoặc người đại diện hợp pháp khác của họ và những người này phải ký nhận.

– Điều luật quy định riêng một khoản cho trường hợp Kiểm sát viên triệu tập người làm chứng, bởi trong quá trình tố tụng, việc triệu tập người làm chứng chủ yếu do Điều tra viên (giai đoạn trước khi xét xử) hoặc Toà án (giai đoạn xét xử, theo quy định tại Điều 66) tiến hành. Trong quá trình đó, Kiểm sát viên chỉ triệu tập trong những trường hợp đặc biệt khi Viện kiểm sát khởi tố và tiến hành điều tra đối với vụ án hình sự để thực hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp. Điều luật quy định khi Kiểm sát viên triệu tập người làm chứng vẫn phải thực hiện theo quy định tại Điều 133 của Bộ luật tố tụng hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi