Khi nào cần phải ra quyết định truy nã bị can?
Truy nã bị can là một hệ thống hoạt động của cơ quan điều tra nhằm tìm kiếm để xác định bị can đang ở đâu hoặc bắt giữ những bị can đang lẩn trốn, phục vụ cho việc điều tra, xử lý tội phạm.
1. Quy định về truy nã bị can theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Theo quy định tại Điều 231 – Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về Truy nã bị can như sau:
“1. Khi bị can trốn hoặc không biết rõ bị can đang ở đâu thì Cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã bị can.
2. Quyết định truy nã ghi rõ họ tên, ngày, tháng, năm sinh, nơi cư trú của bị can, đặc điểm để nhận dạng bị can, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố và các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 132 của Bộ luật này; kèm theo ảnh bị can (nếu có).
Quyết định truy nã bị can được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai để mọi người phát hiện, bắt người bị truy nã.
3. Sau khi bắt được bị can theo quyết định truy nã thì Cơ quan điều tra đã ra quyết định truy nã phải ra quyết định đình nã. Quyết định đình nã được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và thông báo công khai.”
2. Tư vấn và bình luận về các quy định về truy nã bị can theo Bộ luật tố tụng hình sự 2015.
Thứ nhất: Truy nã bị can là một hệ thống hoạt động của cơ quan điều tra nhằm tìm kiếm để xác định bị can đang ở đâu hoặc bắt giữ những bị can đang lẩn trốn, phục vụ cho việc điều tra, xử lý tội phạm.
Thứ hai: Điều luật quy định về các trường hợp truy nã bị can, điều kiện và trình tự, thủ tục tiến hành truy nã bị can. Theo quy định tại điều luật có hai trường hợp cơ quan điều tra phải ra quyết định truy nã.
Trường hợp thứ nhất là khi bị can trốn. Điều luật không nói rõ là bị can trốn trong hoàn cảnh nào. Tuy nhiên thực tiễn cho thấy, có thể có các tình huống:
– Thứ nhất, là người bị khởi tố đã trốn từ trước khi cơ quan điều tra khởi tố bị can;
– Thứ hai, có thể người đó trốn ngay sau khi bị khởi tố về hình sự trước khi cơ quan điều tra tống đạt quyết định khởi tố về hình sự đối với người đó hoặc trước khi bị bắt (trong trường hợp phải áp dụng biện pháp ngăn chặn này); – Thứ ba, có thể người bị khởi tố bỏ trốn khỏi nơi tạm giam, tạm giữ.
Trường hợp thứ hai là khi cơ quan điều tra không biết bị can đang ở đâu. Đó là trong những tình huống mà cơ quan điều tra không biết là người bị khởi tố đang ở đâu. Có thể tại thời điểm đó, người bị khởi tố không có thông tin về việc bị khởi tố về hình sự. Có thể, người bị khởi tố đã nhận được thông tin về việc bị khởi tố nhưng chưa nhận được quyết định của cơ quan điều tra hoặc các thông tin chính thức khác về sự cần thiết phải xuất hiện trước cơ quan điều tra và không có ý định bỏ trốn. Mặc dầu vậy cơ quan điều tra không biết được người bị khởi tố đang ở đâu vì vậy mà phải áp dụng biện pháp truy nã.
– Theo quy định tại Điều luật thì chỉ có Cơ quan điều tra có thẩm quyền ra quyết định truy nã bị can. Điều luật cũng quy định rõ những thông tin cần thiết phải được ghi trên Quyết định truy nã. Điều này nhằm ngăn ngừa hiện tượng nhầm lẫn có thể xảy ra trong quá trình truy nã.
– Căn cứ vào nội dung Điều luật, trong Quyết định truy nã phải ghi rõ bốn nhóm thông tin:
+ Thứ nhất, là nhóm thông tin về ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm ra quyết định truy nã;
+ Thứ hai, nhóm thông tin về người ra quyết định (phải ghi rõ họ tên, chức vụ đang đảm nhận, cơ quan của người ra quyết định…);
+ Thứ ba, nhóm thông tin về bị can – đối tượng bị truy nã: họ tên, tuổi (nếu có nhiều tên họ khác nhau thì cần ghi hết những tên họ đó), nơi cư trú của bị can (nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi rõ những nơi thường xuất hiện); đặc điểm để nhận dạng bị can (chiều cao, khuôn mặt, những đặc điểm dị tật, hoặc những đặc điểm đặc biệt dễ nhận biết…), ảnh của bị can kèm theo, nếu có;
+ Thứ tư, tội phạm mà bị can đã bị khởi tố. Phải ghi rõ tội danh và điều luật theo Bộ luật hình sự.
Thứ ba: Theo quy định của pháp luật mọi người đều có nghĩa vụ phát hiện và có quyền bắt, giữ người bị truy nã. Điều luật quy định, Quyết định truy nã phải được thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng là nhằm bảo đảm để những thông tin về việc truy nã, đối tượng truy nã đến được với mọi người.
Trong trường hợp cần tư vấn pháp luật hình sự, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tiền lương trong thời gian điều chuyển làm công việc khác?
Công ty yêu cầu tôi chuyển sang làm công việc tạm thời với mức lương thấp hơn và đến khi nào tìm được người thay thế. Luật sư cho tôi hỏi pháp luật quy định như thế nào về vấn đề...
Mức lương ngành luật kinh tế bao nhiêu 2024?
Ngành Luật kinh tế trang bị cho sinh viên các kiến thức cơ bản về thương mại, kinh tế. Mức lương ngành luật kinh tế bao nhiêu...
Người lao động có được quyền giữ sổ bảo hiểm không?
Cháu mới xin việc vào làm công nhân tại một doanh nghiệp ở địa phương. Hôm trước, cháu được doanh nghiệp đưa cho sổ bảo hiểm xã hội để tự quản lý. Cháu tưởng sổ bảo hiểm xã hội của người lao động phải do người sử dụng lao động giữ. Vậy việc đưa sổ cho cháu tự quản lý của công ty là đúng hay...
Phương án xét tuyển đại học 2023
Sau khi kết thúc bậc trung học phổ thông thì học sinh sẽ cần trải qua một kỳ thi rất quan trọng đó là kỳ thi đại học. Để bước vào kỳ thi này thì học sinh sẽ phải trang bị đầy đủ kiến thức một cách tốt...
Trồng cần sa bị xử phạt như thế nào?
Hành vi trồng cần sa có thể bị xử lý về hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự tùy vào mức độ nghiêm trọng. Quý vị có thắc mắc vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật 1900...
Xem thêm