Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi nào cần lập biên bản hỏi cung bị can?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1973 Lượt xem

Khi nào cần lập biên bản hỏi cung bị can?

Biên bản hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, kết quả của một hoạt động điều tra quan trọng và là một trong những nguồn chứng cứ

1. Khái niệm biên bản hỏi cung bị can theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 184 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 như sau:

“- Mỗi lần hỏi cung bị can đều phải lập biên bản.

Biên bản hỏi cung bị can được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này; phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi và câu trả lời. Nghiêm cấm Điều tra viên, Cán bộ điều tra tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

– Sau khi hỏi cung, Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải đọc biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc. Trường hợp bổ sung, sửa chữa biên bản thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can ký vào từng trang biên bản. Trường hợp bị can viết bản tự khai thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra và bị can cùng ký xác nhận vào bản tự khai đó.

– Trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đồng thời giải thích cho bị can biết quyền yêu cầu thay đổi người phiên dịch; người phiên dịch phải ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì Điều tra viên, Cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

– Trường hợp Kiểm sát viên hỏi cung bị can thì biên bản được thực hiện theo quy định của Điều này. Biên bản hỏi cung bị can được chuyển ngay cho Điều tra viên để đưa vào hồ sơ vụ án”.

2. Bình luận và phân tích về biên bản hỏi cung bị can theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

– Biên bản hỏi cung bị can là tài liệu phản ánh nội dung, kết quả của một hoạt động điều tra quan trọng và là một trong những nguồn chứng cứ. Vì vậy, để bảo đảm cho việc hỏi cung có giá trị pháp lý, việc lập biên bản hỏi cung bị can phải tuân theo các quy định của Điều 133 và Điều 178 Bộ luật tố tụng hình sự.

Mỗi lần hỏi cung bị can, Điều tra viên đều phải lập biên bản. Biên bản phải ghi đầy đủ lời trình bày của bị can, các câu hỏi của Điều tra viên và câu trả lời của bị can. Nghiêm cấm Điều tra viên tự mình thêm, bớt hoặc sửa chữa lời khai của bị can.

– Sau khi hỏi cung xong, Điều tra viên đọc lại biên bản cho bị can nghe hoặc để bị can tự đọc biên bản. Trong trường hợp có bổ sung và sửa chữa biên bản thì bị can và Điều tra viên cùng ký xác nhận. Nếu biên bản có nhiều trang thì bị can phải ký vào từng trang của biên bản. Trong trường hợp bị can tự viết lời khai thì Điều tra viên và bị can cùng ký xác nhận vào tờ khai và Điều tra viên vẫn phải lập biên bản hỏi cung chứ không được dùng biên bản viết tự khai để thay thế cho biên bản hỏi cung.

Nếu cuộc hỏi cung được ghi âm và muốn đưa băng ghi âm vào hồ sơ vụ án thì khi bắt đầu hỏi cung Điều tra viên phải thông báo cho bị can biết việc đó và khi kết thúc phải phát lại băng ghi âm nội dung cuộc hỏi cung để Điều tra viên và bị can cùng nghe. Cần lưu ý, băng ghi âm nội dung cuộc hỏi cung không thay thế cho biên bản hỏi cung, đo đó, khi hỏi cung bị can, Điều tra viên vẫn phải lập biên bản hỏi cung mặc dầu có ghi âm. Sau khi kết thúc hỏi cung, Điều tra viên vẫn phải đọc lại biên bản hỏi cung cho bị can nghe và ký xác nhận vào biên bản hỏi cung. Trong biên bản hỏi cung ghi rõ là bị can đã được nghe băng ghi âm việc hỏi cung và xác nhận là đúng.

Trong trường hợp hỏi cung bị can có người phiên dịch thì Điều tra viên phải giải thích quyền và nghĩa vụ của người phiên dịch, đổng thời giải thích cho bị can biết quyền được yêu cầu thay đổi người phiên dịch. Người phiên dịch và bị can cùng ký vào từng trang của biên bản hỏi cung.

– Khi cuộc hỏi cung có mặt người bào chữa, người đại diện hợp pháp của bị can thì Điều tra viên phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện hợp pháp phải cùng ký vào biên bản hỏi cung.

Trong trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì trong biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can.

Trong những trường hợp Kiểm sát viên cần thiết phải hỏi cung bị can thì việc lập biên bản hỏi cung bị can cũng phải được thực hiện theo quy định của Điều luật này

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi