Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Khi lương tháng thay đổi thì tiền trợ cấp thai sản tính mức lương nào?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1103 Lượt xem

Khi lương tháng thay đổi thì tiền trợ cấp thai sản tính mức lương nào?

Vợ tôi tham gia bảo hiểm xã hội được 06 tháng, trong thời gian gần đây công ty của vợ tôi có điều chỉnh mức lương. Vậy khi tính tiền trợ cấp thai sản sẽ tính theo mức lương cũ hay mức lương đã tăng

Câu hỏi:

Xin chào Luật sư, vợ tôi là nhân viên kế toán của công ty Du lịch và Thương mại Quảng Lam từ tháng 07/2016, đầu tháng 03/2017 này vợ tôi có sinh con. Khi vợ tôi công tác thì mức lương được điều chỉnh, từ tháng 07 đến tháng 10/2016 lương của vợ tôi là 6.720.000 đồng, từ tháng 11/2016 đến khi vợ tôi xin nghỉ thai sản vào tháng 02/2017 là 7.100.000 đồng. xin Luật sư cho tôi biết, khi tính tiền thai sản thì vợ tôi được tính theo mức lương cũ hay mức lương đã tăng. Tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Khi lương tháng thay đổi thì tiền trợ cấp thai sản tính mức lương nào?

Khi lương tháng thay đổi thì tiền trợ cấp thai sản tính mức lương nào?

Về mức hưởng chế độ thai sản của vợ anh khi sinh con, điểm a khoản 1 Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau:

“Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;”

Điểm b, khoản 1 Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định hướng dẫn thi hành Điều 39 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 về cách tính mức hưởng trợ cấp khi người lao động hưởng chế độ thai sản cũng đã làm rõ:

1. Thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được xác định như sau:

b) Trường hợp sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi từ ngày 15 trở đi của tháng và tháng đó có đóng bảo hiểm xã hội, thì tháng sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính vào thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Trường hợp tháng đó không đóng bảo hiểm xã hội thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản này“.

Do vợ của anh đóng bảo hiểm xã hội từ tháng 07/2016 đến tháng 01/2017, tới tháng 02/2017 thì nghỉ sinh con nên đã đóng bảo hiểm xã hội được trên 06 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh, đã đáp ứng điều kiện hưởng chế độ thai sản tại điểm b, khoản 1, Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây

b) Lao động nữ sinh con;”

Từ các căn cứ nêu trên, có thể xác định mức hưởng trợ cấp thai sản khi vợ anh sinh con như sau: Mức hưởng trợ cấp thai sản đối với người lao động khi sinh con = 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc x số tháng nghỉ sinh con (6 tháng) + trợ cấp một lần khi sinh con (bằng 02 tháng lương cơ sở).

Mức lương bình quân 06 tháng trước khi nghỉ việc của vợ anh được tính như sau: Mức lương bình quân 06 tháng = [(6.720.000 x 3) + (7.100.000 x3 )] : 6 = 6.910.000 đồng, 1 tháng lương cơ bản hiện nay là 1.210.000 đồng. Như vậy, mức hưởng trợ cấp thai sản của vợ anh = 6.910.000 x 6 +2.420.000 =43.880.000đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi