Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân
  • Thứ hai, 21/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1417 Lượt xem

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân

Việc tham gia bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc biệt là chế độ hưu trí sẽ giúp cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.

Tham gia bảo hiểm xã hội là một trong những quyền lợi quan trọng của người lao động. Do đó việc nắm được quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội cũng là một trong những cách người lao động tự bảo vệ quyền lợi của chính bản thân minh.

Vậy có thể tự tra cứu bảo hiểm xã hội được không? Qua nội dung bài viết dưới đây hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân.

Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Vai trò của bảo hiểm xã hội?

Trước khi đi vào nội dung Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân, chúng tôi làm rõ cho Quý độc giả vai trò của bảo hiểm xã hội.

Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì bảo hiểm xã hội chính là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phân fthu nhập cho người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập vì các lý do như ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.

Hiện nay pháp luật Việt Nam thừa nhận hai loại hình bảo hiểm xã hội là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyên, trong đó:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định, theo đó tất cả người lao động và người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc thì đều phải tham gia;

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước quy định tuy nhiên người dân tham gia với ý chí tự nguyện, được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng để phù hợp với thu nhập của bản thân, người tham gia được hỗ trợ về chế độ hưu trí và tử tuất.

Việc tham gia bảo hiểm xã hội nhằm ổn định cuộc sống của người lao động, trợ giúp họ khi gặp khó khăn, đặc biệt là chế độ hưu trí sẽ giúp cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn khả năng lao động.

Như vậy, mục đích của việc tham gia bảo hiểm xã hội là để nhằm giảm thiểu tối đa các rủi ro cho con người, giúp họ trong một số trường hợp nhất định sẽ được hưởng các ưu đãi của quỹ bảo hiểm xã hội chi trả.

Các chế độ bảo hiểm xã hội

Theo Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 thì chế độ bảo hiểm bao gồm:

– Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

– Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh thư nhân dân/ CCCD

Tham gia bảo hiểm xã hội đem lại rất nhiều lợi ích cho người dân, tuy nhiên không phải bất cứ ai tham gia đóng bảo hiểm xã hội cũng nắm rõ được các thông tin liên quan đến quá trình tham gia bảo hiểm của mình.

Nếu như trước đó nếu muốn được những thông tin này thì người tham gia đều phải tìm hiểu thông qua người sử dụng lao động hoặc trực tiếp làm việc với cơ quan bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống cơ sở dữ liệu ngày càng phát triển, cho phép mọi người dân đều có thể truy cập để kiểm tra quá trình đóng của mình.

Việc tra cứu thông tin bảo hiểm xã hội thông qua chứng minh nhân dân sẽ được thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Nhập các thông tin cá nhân để tra cứu

– Đầu tiên quý khách truy cập vào cổng thông tin của bảo hiểm xã hội là : https://baohiemxahoi.gov.vn/ và sau đó chọn mục “Tra cứu mã số BHXH”, tiếp tục điền đẩy đủ thông tin vào các mục bắt buộc sau:

+ Tỉnh/thành phố nơi người lao động thường trú, tạm trú. Thường sẽ là địa chỉ được ghi nhận trên chứng minh thư nhân dân;

+ Số chứng minh thư nhân dân mà người lao động đã sử dụng để đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội;

+ Họ và tên: Qúy khách điền đầy đủ họ tên, có thể nhập có dấu hoặc không dấu;

+ Mã số bảo hiểm xã hội: Trường hợp Qúy khách có thể nhớ mã số bảo hiểm xã hội thì điền vào chỗ trống, còn nếu không nhớ thì sẽ để trống phần này;

+ Ngày sinh: Đây là phần thông tin không bắt buộc, nên Qúy khách có thể điền thông tin này hoặc bỏ qua.

Sau khi hoàn tất sau việc điền thông tin trên thì Qúy khách ấn chọn vào mục “Tôi không phải người máy” để xac nhận lại lần cuối.

Hệ thống sẽ tự động kiểm tra thông tin mà Qúy khách vừa cung cấp sau khi nhận đầy đủ thông tin trên.

Bước 2: Kiểm tra kết quả tra cứu mã số bảo hiểm xã hội

Thường quá trình tra cứu thông tin sẽ có thể xảy ra hai tình trạng như:

Trường hợp 1: Không hiện thị được kết quả tra cứu thông tin

Nếu hệ thống trả về kết quả báo lỗi hoặc không thể hiển thị kết quả cần tra cứu thì trước tiên Qúy khách cần kiểm tra lại các thông tin đã nhập đầy đủ và chính xác hay chưa, nếu sai thì cần phải chỉnh sửa lại.

Trường hợp khác nếu thông tin Qúy khách điền đã đầy đủ và chính xác thì có thể là do hệ thống bên Cơ quan Bảo hiểm xã hội hiện đang trong quá trình nâng cấp, cập nhật. Do đó, nếu cần thiết thì Qúy khách có thể thực tiếp liên hệ đến đường dây nóng của bảo hiểm xã hội để được giải đáp.

Trường hợp 2: Tra cứu thành công

Nếu hệ thống trả về với đầy đủ các thông tin tổng quát về quá trình tham gia bảo hiểm xã hội của người lao động thì tức là việc tra cứu đã thành công, Qúy khách có thể đọc được những thông tin cần thiết như:

– Mã só bảo hiểm xã hội của người tham gia;

– Thông tin cá nhân của người tham gia như: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ, mã số hộ gia đình và trạng thái đồng bộ.

Tra cứu quá trình tham gia bảo hiểm xã hội bằng chứng minh thư nhân dân

Tại đây Qúy khách vẫn tiếp tục sử dụng đường link: https://baohiemxahoi.gov.vn/ và nhập đầy đủ thông tin cá nhân như hướng dẫn phía trên.

– Phần thông tin về thời gian tra cứu: Mục “Từ tháng” và “Đến tháng” là khoảng thời gian hệ thóng sẽ thực hiện tra cứu quá tình đóng của Qúy khách;

– Chứng minh thư nhân dân: Điền số chứng minh của người tham gia bảo hiểm xã hội;

– Nhập số điện thoại để nhận mã OTP, đây là số điện thoại mà Qúy khách đã sử dụng để đăng ký với cơ quan bảo hiểm xã hội trước đó.

– Sau đó nhập mã OTP, xác nhận “Tôi không phải người máy” và nhận kết quả trả về.

Với nội dung bài viết phía trên, chúng tôi đã giải thích cho Quý khách về Hướng dẫn tra cứu bảo hiểm xã hội bằng chứng minh nhân dân.

Nếu còn gì thắc mắc về vấn đề này thì Qúy khách hãy liên hệ đến tổng đài tư vấn 1900 6557 để được hỗ trợ trực tiếp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (11 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi