Trang chủ Biểu Mẫu Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 4747 Lượt xem

Hợp đồng ngoại thương là gì? Mẫu hợp đồng ngoại thương 2024

Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.

Trong các hoạt động mua bán hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam sang các nước quốc tế thì khi giao dịch không thể thiếu bản hợp đồng ngoại thương. Vậy định nghĩa của loại hợp đồng này như thế nào?, ví dụ cụ thể, các điều khoản và mẫu của hợp đồng này như thế nào?

Ở bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ cùng quý vị tìm hiểu các quy định liên quan để đưa ra lời giải đáp cho các thắc mắc trên.

Hợp đồng ngoại thương là gì?

Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận của hai bên bao gồm bên mua và bên bán ở các nước khác nhau, trong đó thể hiện nội dung cơ bản về việc bên mua chịu trách nhiệm thanh toán tiền hàng cho bên còn lại và bên còn lại có nghĩa cụ cung cấp hàng hóa cùng các chứng từ đi kèm cho bên mua.

Hiểu theo cách khác, Hợp đồng ngoại thương là một loại hợp đồng kinh doanh giữa hai hoặc nhiều đối tác đến từ các quốc gia khác nhau, với mục đích mua bán hàng hóa hoặc cung cấp dịch vụ qua biên giới quốc tế. Hợp đồng ngoại thương thường được sử dụng để thực hiện các giao dịch mua bán, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối, cung cấp dịch vụ, hoặc đầu tư giữa các công ty, tổ chức hoặc cá nhân từ các quốc gia khác nhau.

Hợp đồng ngoại thương có thể bao gồm các điều khoản về giá cả, số lượng, chất lượng, giao hàng, thanh toán và bảo hành. Các điều khoản này thường được thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng trước khi bắt đầu thực hiện giao dịch. Hợp đồng ngoại thương cũng có thể chứa các điều khoản pháp lý liên quan đến các quy định về thuế, hải quan, vận chuyển, bảo hiểm và pháp luật của các quốc gia liên quan đến giao dịch.

Một hợp đồng ngoại thương tốt cần được soạn thảo rõ ràng và chính xác, đảm bảo rằng các điều khoản của nó phù hợp với quy định pháp luật của các quốc gia liên quan đến giao dịch. Hợp đồng ngoại thương cũng nên bao gồm các điều khoản về giải quyết tranh chấp và giải quyết mâu thuẫn giữa các bên, để tránh những tranh chấp sau này trong quá trình thực hiện giao dịch.

Ví dụ về hợp đồng ngoại thương

Ví dụ 1: Công ty A ở Việt Nam xuất khẩu bán cho công ty B ở Mỹ là 1 tấn quả sầu riêng. Khi thực hiện việc thỏa thuận về mua bán loại quả này họ đã lập ra hợp đồng ngoại thương để ghi nhận các điều khoản trong giao dịch, cụ thể bản hợp đồng này được lập làm hai bản tiếng Anh và tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau.

Ví dụ 2:  Về hợp đồng ngoại thương là hợp đồng mua bán hàng hóa giữa một công ty sản xuất tại Trung Quốc và một công ty bán lẻ tại Mỹ. Hợp đồng này có thể bao gồm các điều khoản sau:

Giá cả: Điều khoản về giá cả sẽ được thỏa thuận giữa hai bên, bao gồm giá bán của sản phẩm, chi phí vận chuyển, bảo hiểm và phí khác liên quan đến giao hàng.

Số lượng: Hợp đồng sẽ quy định số lượng sản phẩm cụ thể mà công ty Trung Quốc sẽ cung cấp cho công ty Mỹ trong một khoảng thời gian nhất định.

Chất lượng: Hợp đồng cũng sẽ quy định tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm, để đảm bảo rằng sản phẩm đáp ứng yêu cầu của công ty Mỹ và phù hợp với các quy định pháp luật của Mỹ.

Thời gian giao hàng: Hợp đồng cũng sẽ xác định thời gian giao hàng và các yêu cầu liên quan đến giao hàng, bao gồm thời gian đóng gói, vận chuyển, xử lý hải quan và giao hàng tại địa điểm của công ty Mỹ.

Thanh toán: Hợp đồng sẽ quy định phương thức thanh toán và thời gian thanh toán cho các sản phẩm.

Giải quyết tranh chấp: Hợp đồng cũng sẽ đưa ra các điều khoản về giải quyết tranh chấp và giải quyết mâu thuẫn giữa hai bên, bao gồm việc chọn địa điểm giải quyết tranh chấp và phương thức giải quyết tranh chấp.

Hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các công ty từ các quốc gia khác nhau thường có nhiều yếu tố phức tạp và đòi hỏi sự cẩn trọng trong việc soạn thảo và thực hiện hợp đồng.

Các điều khoản cơ bản trong hợp đồng ngoại thương

– Điều khoản về tên hàng

– Điều khoản về chất lượng – phẩm chất

– Điều khoản về số lượng hàng hóa

– Điều khoản về giá cả

– Điều khoản về giao hàng: cách thức giao hàng

– Điều kiện về thanh toán của bên mua cho bên bán

– Bao bì của sản phẩm đảm bảo thông tin, nội dung của sản phẩm

– Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa

– Điều khoản về miễn trách nhiệm hoặc bất khả kháng

– Điều khoản chi tiết về khiếu nại

– Điều khoản về trọng tài

– Bảo hiểm.

Mẫu hợp đồng ngoại thương mới nhất

Quý vị có thể tham khảo mẫu hợp đồng ngoại thương sau đây:

MẪU-HỢP-ĐỒNG-NGOẠI-THƯƠNG

Tùy thuộc vào việc trao đổi mua bán hàng hóa, yêu cầu của mỗi công ty mà hợp đồng ngoại thương sẽ có một số điều khoản khác nhau, tuy nhiên về cơ bản cần phải đảm bảo có đầy đủ các nội dung sau:

– Tên tiêu đề là “hợp đồng ngoại thương”, nêu cụ thể số hợp đồng bao nhiêu?

– Ngày tháng giao kết hợp đồng và địa điểm giao kết

– Thông tin bên mua bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Thông tin bên bán bao gồm: Tên công ty, trụ sở của công ty, tài khoản ngân hàng, mã số thuế, họ và tên người đại diện theo pháp luật và chức vụ đang đảm nhiệm? được ghi theo thông tin của chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

– Nội dung điều khoản thỏa thuận của hai bên là bên bán và bên mua

+ Định nghĩa của một số cụm từ được sử dụng trong giao dịch này

+ Phạm vi hợp đồng

– Trách nhiệm từ bên bán

Đảm bảo việc cung cấp và giao cho bên mua gồm loại hàng hóa nào? Nêu rõ thông tin gồm tên hàng, nhà sản xuất, nhà cung cấp, số lượng của hàng hóa và số chế tạo hàng hóa, chất lượng của sản phẩm, nguồn gốc nguyên liệu hoặc phụ kiện thiết bị từ đâu?, đóng gói ngày tháng năm, giá thỏa thuận mua bán, mã hiệu?

– Trách nhiệm của bên mua

Giá trị của hợp đồng là bao nhiêu?, ghi rõ bằng chữ và số

Trong đó bao gồm giá của vật tư và giá của dịch vụ là bao nhiêu?

Đối với giá trị hợp đồng này áp dụng cho các loại hàng, dịch vụ áp dụng thể hiện trong phụ lục hợp đồng

+ Điều kiện về giao hàng: Điểm nhận xếp hàng lên ban đầu; Điểm đích của cảng; Thời gian giao hàng là giờ , ngày , tháng , năm; Tính từ khi dời cảng – ngày phát vận đơn thì bên bán cần thông báo nội dung về số hợp đồng, L/C, tên của loại hàng, số kiện và số lượng hàng hóa, trọng lượng và chi tiết kích thước từng kiện hàng,…

+ Phương thức về thanh toán: Khoản đặt cọc: thanh toán khoản cọc bằng thư tín dụng và không được hủy ngang; Chứng từ chứng minh đã thanh toán cần xuất trình muộn nhất là bao nhiêu ngày?; Giấy tờ gốc của vận đơn đường biển ghi nhận rõ về việc đã thanh toán trả trước cước phí; Cung cấp hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, chứng nhận về chấ lượng, số lượng, chứng nhận về xuất xứ , chứng nhận về bảo hiểm

+ Về thuê tàu vận chuyển: đảm bảo tàu được thuê phải thuê từ chủ tàu có uy tín, tuân thủ đúng các quy định pháp luật, tàu có số tuổi dưới bao nhiêu tuổi?. Trong đó chủ tàu cần phải cam kết đảm bảo hàng khi được bốc qua các lan can tàu được nguyên vẹn nhất định.

+ Bảo hiểm: Hàng hóa được vận chuyển được bảo hiểm từ công ty bảo hiểm hợp pháp và có khả năng chi trả mọi trường hợp rủi ro xảy ra với hàng hóa

Thời gian bảo hiểm là bao lâu?, Điều kiện để được bảo hiểm , chủ thể hưởng bảo hiểm

+ Trách nhiệm kiểm tra hàng hóa:

Số lần kiểm tra hàng, chi phí kiểm tra do bên nào chịu?, Thời hạn giải quyết khiếu nại

+ Bảo hành sản phẩm, hàng hóa

Thời gian bảo hành từ ngày tháng năm nào đến ngày tháng năm nào?, điều kiện để được bảo hành, các trường hợp không thuộc phạm vi bảo hành, các bộ phận được bảo hành

+ Bảo lãnh về việc thực hiện hợp đồng

Các bên phải tiến hành mở bảo lãnh trong vòng bao nhiêu ngày? Áp dụng tổng giá trị bảo lãnh là bao nhiêu?

+ Chấm dứt hợp đồng: Bên mua có quyền yêu cầu đền bù thiệt hại nếu như không đáp ứng đủ các tiêu chí về kỹ thuật và hoàn trả khoản tiền đã nhận cho loại hàng bị kém chất lượng.

Cùng nhau giải quyết các phát sinh trong thời gian nhất định nếu lỗi không do hai bên gây ra

+ Trách nhiệm khi bên bán giao hàng chậm cho bên mua: Đền bù thiệt hại với khoản tiền tương ứng tối thiểu và tối đa là bao nhiêu?

+ Trường hợp bất khả kháng: như thiên tai, dịch bệnh, lũ lụt, chiến tranh, biến cố… không thể khắc phục được cũng như không thể biết trước được thì hai bên sẽ thỏa thuận lại hợp đồng phù hợp

+ Sửa đổi về hợp đồng: Bản được sửa đổi chỉ có giá trị khi mà hai bên có thẩm quyền ký kết vào nội dung hợp đồng mới. bản sửa đổi này sẽ có giá trị và không thể tách rời của bản hợp đồng này.

+ Trọng tài về kinh tế: Trong trường hợp có phát sinh về tranh chấp giữa hai bên trước hết cần thỏa thuận hòa giải

Thẩm quyền giải quyết tại đâu?, chi phí do bên thua kiện chi trả

+ Pháp luật để điều chỉnh hợp đồng: các quy định liên quan của pháp luật Việt Nam

+ Chuyển nhượng: Các bên không được quyền chuyển nhượng nếu không có sự cho phép của bên còn lại

+ Ngôn ngữ: Soạn thảo bằng hai bản tiếng Anh và tiếng Việt và có giá trị pháp lý như nhau

– Ký rõ họ và tên kèm đóng dấu của đại diện bên mua và bên bán

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan về hợp đồng ngoại thương. Mọi thắc mắc liên quan đến bài viết quy vị có thể liên hệ qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Trân trọng cảm ơn quý vị đã tham khảo bài viết này!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi