Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Hội đồng nhân dân là gì? Cơ cấu tổ chức hội đồng nhân dân?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3277 Lượt xem

Hội đồng nhân dân là gì? Cơ cấu tổ chức hội đồng nhân dân?

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

Cơ quan nhà nước cũng được phân loại thành cơ quan nhà nước ở trung ương và cơ quan nhà nước ở địa phương. Trong đó, hội đồng nhân dân là cơ quan nhà nước tại địa phương và có vai trò quan trọng đối với một số công việc nhất định tại địa phương. Vì thế, ngày hôm nay, chúng tôi sẽ mang tới cho Quý khách hàng những thông tin liên quan tới chủ đề Hội đồng nhân dân là gì?

Hội đồng nhân dân là gì?

Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên, đồng thời quyết định các vấn đề của địa phương do luật định.

Để bảo đảm mối liên hệ giữa Trung ương và địa phương cũng như thực hiện các chính sách của Nhà nước tại địa phương và quản lý địa phương, Hội đồng nhân dân đã ra đời.

Hội đồng nhân dân sẽ có chức năng chính là chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Ủy ban thường vụ Quốc hội, đồng thời chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan cấp trên theo quy định của Ủy ban thường vụ quốc hội.

Đồng thời, Hội đồng nhân dân có nhiệm vụ đó là giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân (theo quy định tại Điều 113 – Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013).

Những nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân được quy định chi tiết tại Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 ở các lĩnh vực khác nhau như: giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội, thông tin; lĩnh vực kinh tế; lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên môi trường; lĩnh vực an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội hay trong lĩnh vực chính sách dân tộc và chính sách tôn giáo…. v.v.

Thẩm quyền của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân các cấp có các thẩm quyền chung sau đây:

– Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế – xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

– Thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Hội đồng nhân dân, giám sát việc tuân theo pháp luật của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và của công dân ở địa phương.

Nhiệm vụ, tổ chức của Hội đồng nhân dân

Nhiệm vụ quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân các cấp được quy định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003 và được quy định cụ thể trong các lĩnh vực sau đây:

– Lĩnh vực kinh tế,

– Lĩnh vực giáo dục, y tế, xã hội, văn hoá thông tin, thể dục thể thao;

– Lĩnh vực khoa học, công nghệ, tài nguyên, môi trường;

– Lĩnh vực quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội;

– Việc thực hiện chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo;

– Lĩnh vực thi hành pháp luật;

– Lĩnh vực xây dựng chính quyền địa phương và quản lý địa giới hành chính.

Về cơ cấu tổ chức Hội đồng nhân dân các cấp có Thường trực Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện có các bạn của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch và Uỷ viên thường trực. Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch. Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Uỷ ban nhân dân cùng cấp.

Hội đồng nhân dân cấp tỉnh có ba ban: Ban kinh tế và ngân sách, Ban văn hoá – xã hội, Ban pháp chế; nơi nào có nhiều dân tộc thì có thể thành lập Ban dân tộc. Hội đồng nhân dân cấp huyện thành lập hai ban: Ban kinh tế – xã hội, Ban pháp chế.

Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát và hướng dẫn hoạt động của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, chịu sự hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ trong việc thực hiện các văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội.

Hiệu quả hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng hiệu quả của các kỳ họp Hội đồng nhân dân, hiệu quả hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

Nhiệm kỳ của mỗi khoá Hội đồng nhân dân là năm năm.

Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Hội đồng nhân dân có cơ quan thường trực là Thường trực Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp.

– Thường trực Hội đồng nhân dân: là cơ quan thường trực của Hội đồng nhân dân, thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực Hội đồng nhân dân được quy định tại Điều 104 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.

Về tổ chức, Thường trực Hội đồng nhân dân được tổ chức ở tất cả các cấp chính quyền địa phương, từ cấp tỉnh, cấp huyện đến cấp xã. Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định khác nhau về tổ chức Thường trực Hội đồng nhân dân giữa các cấp, giữa chính quyền ở nông thôn và đô thị.

– Các ban của Hội đồng nhân dân: Ban của Hội đồng nhân dân là các cơ quan chuyên môn của Hội đồng nhân dân. Các ban này do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu ra trong số các đại biểu của mình tại kỳ họp của mỗi khóa Hội đồng nhân dân.

– Các ban này có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân.

– Các ban của Hội đồng nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn được quy định cụ thể tại Điều 109 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015. Về tổ chức các ban, các ban của Hội đồng nhân dân được tổ chức phù hợp với đặc thù của từng loại đơn vị  hành chính.

Các hình thức hoạt động của Hội đồng nhân dân

– Kỳ họp Hội đồng nhân dân

– Thông qua hoạt động của thường trực Hội đồng nhân dân

– Thông qua hoạt động của các ban chuyên môn của Hội đồng nhân dân

– Thông qua hoạt động của đại biểu Hội đồng nhân dân

Trong đó, hình thức hoạt động chủ yếu là các kỳ họp của Hội đồng nhân dân. Kỳ họp của Hội đồng nhân dân là hoạt động duy nhất để ra các Nghị quyết có ý nghĩa pháp lý. Thông qua các kỳ họp, ý chí của nhân dân địa phương trở thành quyết định của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương. Hội đồng nhân dân họp thường lệ một năm hai kỳ. Trong trường hợp cần thiết có thể họp bất thường.

Các kỳ họp tiến hành công khai, theo trình tự, thủ tục nghiêm ngặt dưới sự điều hành của Thường trực Hội đồng nhân dân (ở cấp xã do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch Hội đồng nhân dân chủ trì). Kết quả kỳ họp thể hiện bằng Nghị quyết do Chủ tịch Hội đồng nhân dân cùng cấp ký hoặc chứng thực.

 

Trên đây chúng tôi đã mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết để trả lời cho câu hỏi Hội đồng nhân dân là gì? Vậy bạn đã hiểu rõ Hội đồng nhân dân là gì? Trong trường hợp cần hỗ trợ các thủ tục pháp lý, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi