Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Giáo dục – Đào tạo Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không?
  • Thứ ba, 31/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2881 Lượt xem

Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không?

Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không? Khi có thắc mắc này, Quý độc giả có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng tôi.

Tình trạng bạo lực học đường diễn ra ngày càng phức tạp trong đời sống học đường hiện nay, đòi hỏi có sự can thiệp, xử lý kịp thời từ những chủ thể quản lý như nhà trường, gia đình, nhà nước.

Trong nội dung bài viết Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không?, Luật Hoàng Phi sẽ có những chia sẻ giúp Quý độc giả hiểu hơn về cách thức xử lý học sinh đánh. Mời Quý độc giả theo dõi nội dung bài viết:

Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không?

Trước khi đi vào trả lời cho câu hỏi Học sinh đánh nhau có bị đuổi học không? Chúng tôi làm rõ một số những khái niệm học sinh, hành vi đánh nhau, cụ thể:

Học sinh là những thiếu niên hoặc thiếu nhi trong độ tuổi đi học (thường từ 6–18 tuổi) đang được học tại các trường tiểu học, trung học cơ sở hoặc trung học phổ thông.

Đánh nhau hay đánh lộn (theo cách nói của miền Nam) là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng (đánh tay đôi), hoặc nhiều đối tượng với nhau mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Nó dẫn tới bị thương cho cả một, hai, hoặc nhiều người. 

Thứ nhất: Đối với học sinh trung học

Điều 37 Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học Phổ thông và Trường Phổ thông có nhiều cấp học (Ban hành kèm theo Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) quy định:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm

1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.

3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.

4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.

5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.

6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.

7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

 Theo quy định trên, đánh nhau là hành vi bị cấm đối với học sinh trung học. Khoản 2 Điều 38 Điều lệ Trường Trung học cơ sở, Trường Trung học Phổ thông và Trường Phổ thông có nhiều cấp học quy định xử lý kỷ luật đối với học sinh vi phạm như sau:

a) Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm.

b) Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm.

c) Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Bên cạnh đó, theo Thông tư số 08/TT ngày 21 tháng 3 năm 1988 Hướng dẫn về việc khen thưởng và thi hành kỷ luật học sinh các trường phổ thông thì với tùy trường hợp đánh nhau, học sinh trường phổ thông có thể bị xử lý như sau:

– Khiển trách trước hội đồng kỉ luật nhà trường nếu

Mắc khuyết điểm, sai phạm thuộc những điều nhà trường ngăn cấm, dù chỉ là một lần, song đã gây nhiều tác hại ảnh hưởng không tốt đến việc giáo dục toàn diện của nhà trường như: ăn cắp bút, sách, tiền bạc, đồ dùng tư trang, … của bạn bè, thầy cô giáo, gia đình hoặc của nhân dân nơi mình ở: gây gổ, đánh nhau với bạn bè và những người ở ngoài nhà trường: tung dư luận xấu, phao tin đồn nhảm; tham gia tuyên truyền các hoạt động mê tín dị đoan; nghe nhạc, xem phim hoặc truyền báo sách báo có nội dung xấu; hoặc mắc các khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.

– Cảnh cáo trước toàn trường nếu:

+ Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị khiển trách trước Hội đồng kỉ luật nhà trường mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm

+ Mắc khuyết điểm sai phạm lớn, dù chỉ là một lần, song có tác hại nghiêm trọng như: ăn cắp hoặc cướp giật ở trong và ngoài trường; có lời nói và hành động vô lễ với thầy cô giáo; trêu chọc hoặc có hành vi thô bỉ với phụ nữ, với người nước ngoài; có những biểu hiện rõ ràng về gây rối trật tự an ninh; bị công an tạm giam giữ hoặc thông báo cho nhà trường biết; đánh nhau có tổ chức hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương.

– Đuổi học một tuần lễ với:

Những học sinh vi phạm các khuyết điểm đã bị cảnh cáo trước toàn trường nhưng không biết hối lỗi và sửa chữa khuyết điểm, có ảnh hưởng xấu tới những học sinh khác; hoặc phạm khuyết điểm lần đầu nhưng có tính chất và mức độ nghiêm trọng, làm tổn thương nhiều đến danh dự của nhà trường, của thầy cô giáo và tập thể học sinh như: trôn cắp, chấn lột, gây gổ đánh nhau có tổ chức và gây thương tích cho người khác, …hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác có tính chất và mức độ tác hại tương đương thì Hội đồng kỉ luật nhà trường xét đề nghị Hiệu trưởng quyết định và thi hành, đồng thời báo cáo lên cơ quan quản lí giáo dục cấp trên trực tiếp để biết và theo dõi.

– Đuổi học 1 năm nếu:

+ Mắc khuyết điểm sai phạm đã bị Hội đồng kỉ luật nhà trường thông qua Hiệu trưởng đuổi học 1 tuần lễ mà không chịu sửa chữa, vẫn còn tái phạm, thậm chí còn phạm thêm những khuyết điểm sai phạm khác

+ Mắc khuyết điểm sai phạm rất nghiêm trọng, tuy chỉ là lần đầu, song hành động sai phạm này là có ý thức và chủ động (không phải bị lôi kéo, a tòng), gây nên những tác hại rất lớn, rất nguy hiểm đến tài sản của xã hội và tính mạng của con người như: tham gia các tổ chức trộm cắp, trấn lột, trụy lạc, phản động,… dùng vũ khí (dao găm, lưỡi lê, súng lục, lựu đạn, …) đánh nhau có tổ chức, gây thương tích cho người khác, can án ngoài nhà trường bị công an bắt giữ hoặc mắc những khuyết điểm sai phạm khác mà tính chất và mức độ tác hại tương đương.

– Ngoài hình thức thi hành kỉ luật trên đây, để đảm bảo tính sư phạm và tính nghiêm túc của việc giảng dạy và học tập trong giờ lên lớp, giáo viên bộ môn có thể tạm thời đình chỉ việc học tập và đưa lên để Hiệu trưởng giáo dục những học sinh mắc phải một trong các sai phạm như: nói năng hoặc có thái độ vô lễ đối với thầy cô giáo; gây gổ đánh nhau với bạn bè trong lớp; gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến việc học tập của tập thể lớp, mặc dù đã được thầy cô giáo khuyên răn, nhắc nhở, … Các học sinh này được vào lớp tiếp tục học trong tiết học sau.

Hiện nay đã có dự thảo Thông tư mới quy định về khen thưởng và kỷ luật đối với học sinh phổ thông thay thế cho Thông tư số 08/TT trên đây. Nếu Thông tư mới được thông qua, hình thức kỷ luật đuổi học quy định tại Thông tư 08/TT năm 1988 sẽ không còn được áp dụng nữa. Điều này cũng tức là học sinh đánh nhau sẽ không còn bị đuổi học mà nặng nhất chỉ bị tam dừng học tập trên lớp tối đa 02 tuần.

Thứ hai: Đối với học sinh tiểu học

Điều lệ trường tiểu học (Ban hành kèm theo Thông tư số 28/2020/TT-BGDĐT ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo) không có quy định trực tiếp về hành vi đánh nhau. Tuy nhiên, theo Điều 37 Điều lệ này thì:

Hành vi ứng xử, trang phục của học sinh thực hiện theo quy định của ngành và của pháp luật, trong đó cần chú ý:

Có thái độ nghiêm túc, trung thực trong học tập, kiểm tra, đánh giá và sinh hoạt.

Không gây mất trật tự làm ảnh hưởng đến các hoạt động của lớp học, nhà trường và nơi công cộng.

Không gây nguy hiểm cho bản thân và người khác khi tham gia các hoạt động vui chơi.

Hành vi đánh nhau như đã giải thích trên đây trực tiếp gây thương tích ở mức độ nặng hoặc nhẹ, bên cạnh đó là hay vi làm mất trật tự của trường, lớp, nơi công cộng nên cũng là hành vi ứng xử không được làm theo quy định trên.

Khi thực hiện các hành vi không được làm này, theo khoản 3 Điều 38 Điều lệ trường tiểu học thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể thực hiện các biện pháp kỉ luật sau: nhắc nhở, hỗ trợ giúp đỡ trực tiếp để học sinh tiến bộ hơn; thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm. Giáo viên không được phê bình học sinh trước cả lớp, trước toàn trường hoặc trong cuộc họp chung với cha mẹ học sinh.

Học sinh đánh nhau là vi phạm gì?

Đánh nhau không chỉ là hành vi vi phạm kỷ luật, bị xử lý kỷ luật như trên đây chúng tôi đã phân tích; mà tùy trường hợp, mức độ có thể là vi phạm pháp luật về dân sự, hành chính, hình sự.

Bởi ngoài vai trò học sinh, phải tuân thủ theo Điều lệ trường, các bạn học sinh còn đóng vai trò là công dân, chủ thể khác chịu sự quản lý của nhà nước Việt Nam theo hiệu lực pháp luật về không gian.

Học sinh đánh nhau ai sẽ chịu trách nhiệm bồi thường?

Khi học sinh đánh nhau thường gây ra những thương tích, gây thiệt hại về sức khỏe của một hoặc nhiều người. Khi đó có thể phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo pháp luật dân sự. Vậy ai sẽ là người chịu trách nhiệm bồi thường?

Điều 586 Bộ luật dân sự quy định về Năng lực chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại của cá nhân như sau:

1. Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

2. Người chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà con chưa thành niên gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu, trừ trường hợp quy định tại Điều 599 của Bộ luật này.

Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

3. Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi gây thiệt hại mà có người giám hộ thì người giám hộ đó được dùng tài sản của người được giám hộ để bồi thường; nếu người được giám hộ không có tài sản hoặc không đủ tài sản để bồi thường thì người giám hộ phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu người giám hộ chứng minh được mình không có lỗi trong việc giám hộ thì không phải lấy tài sản của mình để bồi thường.

Điều 599 Bộ luật dân sự quy định về Bồi thường thiệt hại do người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự gây ra trong thời gian trường học, bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý như sau:

1. Người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

2. Người mất năng lực hành vi dân sự gây thiệt hại cho người khác trong thời gian bệnh viện, pháp nhân khác trực tiếp quản lý thì bệnh viện, pháp nhân khác phải bồi thường thiệt hại xảy ra.

3. Trường học, bệnh viện, pháp nhân khác quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự phải bồi thường.

Theo quy định các quy định trên, có thể thấy:

+ Người từ đủ mười tám tuổi trở lên gây thiệt hại thì phải tự bồi thường.

+ Trường học phải bồi thường nếu người chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại. Tuy nhiên, trường học không phải bồi thường nếu chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý; trong trường hợp này, cha, mẹ, người giám hộ của người dưới mười lăm tuổi phải bồi thường.

+ Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi gây thiệt hại thì phải bồi thường bằng tài sản của mình; nếu không đủ tài sản để bồi thường thì cha, mẹ phải bồi thường phần còn thiếu bằng tài sản của mình.

Về cách trách nhiệm hình sự, hành chính, chúng tôi đã có bài viết chia sẻ khá chi tiết, do đó Quý vị có thể tham khảo thêm bài viết: Học sinh đánh nhau bị phạt như thế nào?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (4 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Học sinh tiểu biểu và học sinh xuất sắc cái nào cao hơn?

Học sinh Tiêu biểu hoàn là danh hiệu khen thưởng đối với học sinh thành tốt trong học tập và rèn luyện cho những học sinh được đánh giá kết quả giáo dục đạt mức Hoàn thành tốt, đồng thời có thành tích xuất sắc về ít nhất một môn học hoặc có tiến bộ rõ rệt ít nhất một phẩm chất, năng lực; được tập thể lớp công...

Học sinh có được mang điện thoại đến trường không?

Không cấm học sinh mang điện thoại đến trường nhưng học sinh không được sử dụng điện thoại khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho...

Giáo viên có được yêu học sinh không?

Pháp luật lao động và viên chức đều không cấm hành vi giáo viên yêu học sinh. Tuy nhiên, tình yêu thầy trò khi học sinh, sinh viên còn đang ngồi trên ghế nhà trường vẫn là vấn đề khá nhạy cảm bởi có thể ảnh hưởng xấu đến quá trình giáo dục đào tạo và giảng dạy, hiện tượng tiêu cực "gạ tình đổi...

Giáo viên và giảng viên khác nhau như thế nào?

Giáo viên là nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung...

Giáo viên có được nhuộm tóc, xăm hình không?

Nhuộm tóc và xăm hình không phải là những hành vi bị cấm, hay vi phạm quy định về trang phục, tác phong, lề lối, nơi làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi