Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Hỗ trợ bảo hiểm y tế như thế nào?
  • Thứ tư, 23/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 637 Lượt xem

Hỗ trợ bảo hiểm y tế như thế nào?

Người hưởng hiểm y tế là người đã thực hiện trách nhiệm đóng phí hoặc được người khác đóng phí bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 

Trong cuộc sống, một số người không may gặp phải những rủi ro do thiên tai hoặc những lý do bất khả kháng khác mà bản thân họ cũng như những người thân của họ không thể tự khắc phục được. Hỗ trợ bảo hiểm y tế cụ thể như thế nào?

Khái niệm quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội

Trong cuộc sống có một số người bị thiệt thòi, yếu thế bởi nhiều lý do khác nhau như người già cô đơn, trẻ mồ côi, người tàn tật. Những đối tượng này cần đến sự trợ giúp của nhà nước, của xã hội, của cộng đồng để vượt qua những khó khăn trong cuộc sống, có điều kiện để tồn tại và có cơ hội tái hoà nhập vào cộng đồng.

Với tư cách là chủ thể quản lý và đại diện chính thức cho toàn xã hội, các nhà nước cũng đảm bảo và tổ chức cả cộng đồng thực hiện việc trợ giúp cho các gia đình, cá nhân gặp hoàn cảnh khó khăn nói trên. Tuy là vấn đề trợ giúp nhưng nó cũng thuộc lĩnh vực phân phối trong xã hội, đặc biệt khi ngân sách nhà nước vẫn là nguồn tài chính chủ yếu để thực hiện nên cần có sự công bằng và hợp lý theo những nguyên tắc chung. Để đảm bảo yêu cầu đó, pháp luật cũng điều chỉnh vấn đề này ở mức độ phù hợp. Quan hệ cứu tế, trợ giúp của nhà nước, xã hội và cộng đồng đối với những đối tượng nói trên trong khuôn khổ những quy định của pháp luật được gọi là quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội. 

Như vậy, quan hệ pháp luật về trợ giúp xã hội là những quan hệ xã hội hình thành trong việc người trợ giúp hỗ trợ, giúp đỡ về vật chất và các nhu cầu thiết yếu để giải quyết khó khăn cho người cần trợ giúp, được các quy phạm pháp luật điều chỉnh. 

Đặc điểm quan hệ pháp luật bảo trợ xã hội

Quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội cũng có đầy đủ các đặc điểm của quan hệ pháp luật an sinh xã hội (mục 2). Nhiều đặc điểm chung như: Không hạn chế đối tượng tham gia. mục đích chủ yếu là tương trợ cộng đồng… được thể hiện rất rõ nét trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội. Bên cạnh đó, là một nhánh của quan hệ pháp luật an sinh, quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội còn có một số đặc điểm riêng như sau: 

Thứ nhất, trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội, chủ thể tham gia với tư cách là người trợ giúp rất đa dạng. 

Nếu trong quan hệ bảo hiểm xã hội, người thực hiện bảo hiểm là một tổ chức thống nhất do Nhà nước thành lập (Bảo hiểm xã hội Việt Nam), trong quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội, người thực hiện ưu đãi là cơ quan nhà nước (Bộ lao động, thương binh và xã hội, Cục thương binh liệt sỹ và người có công) thì trong quan hệ trợ giúp xã hội, bên cạnh chủ thể có trách nhiệm chính là Nhà nước, còn có nhiều chủ thể khác có thể tham gia với tư cách là người trợ giúp . Bất cứ cá nhân, tổ chức nào, không phân biệt trong nước hay nước ngoài, quốc tế… nếu có khả năng và lòng hảo tâm đều có thể tham gia với tư cách là người trợ giúp, giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn, thiên tai, túng thiếu… Những quan hệ trợ giúp này tuỳ từng trường hợp, căn cứ vào quy mô tổ chức, phạm vi trợ giúp… mà có thể thông qua Nhà nước, được pháp luật điều chỉnh hoặc không. Như vậy, Nhà nước là chủ thể chính tham gia quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội với tư cách là người trợ giúp. Bên cạnh đó, Nhà nước có thể tham gia với tư cách là người tổ chức và huy động các nguồn lực trợ giúp trong xã hội, người tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đó được thực hiện và kiểm soát các quan hệ trợ giúp ở mức độ cần thiết… Nhà nước không phải lúc nào cũng tham gia với tư cách là người trợ giúp, không phải là người trợ giúp duy nhất. 

– Thứ hai, trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội, không có nghĩa vụ đóng góp của người được trợ giúp. 

Trong hệ thống các quan hệ pháp luật an sinh xã hội, người được đảm bảo an toàn trong đời sống thường có nghĩa vụ đóng góp cho xã hội với những hình thức, mức độ nhất định. Sự đóng góp này có thể là số tiền nộp quỹ của người tham gia bảo hiểm như trong quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội; hoặc là sức lực, tuổi trẻ, máu xương… của những người có công như trong quan hệ pháp luật ưu đãi xã hội. Điều đặc biệt trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội là người được trợ giúp không phải đóng góp bất kỳ khoản nào vào quỹ trợ giúp, cũng không nhất thiết phải có điều kiện đóng góp cho xã hội. Bất kỳ thành viên nào trong xã hội gặp hoàn cảnh khó khăn mà pháp luật đã quy định cũng đều có thể được trợ giúp theo mức luật định. Nguồn tài chính thực hiện hoạt động này chủ yếu được lấy từ ngân sách nhà nước hoặc từ các nguồn ủng hộ của các tổ chức, cá nhân của cộng đồng trong nước, quốc tế. Điều đó được thực hiện trên cơ sở đối tượng được trợ giúp thường là những người có hoàn cảnh hết sức khó khăn, cần có sự trợ giúp ngay, không thể căn cứ vào cuộc sống trước đó, cũng không thể phụ thuộc vào việc thực hiện các nghĩa vụ của họ. 

Thứ ba, đối với các quan hệ trợ giúp xã hội, pháp luật chỉ chi phối, điều chỉnh ở mức độ nhất định. 

– So với các quan hệ pháp luật an sinh khác, sự tác động của pháp luật tới các quan hệ trợ giúp xã hội thường ở mức độ thấp hơn. Pháp luật chủ yếu điều chỉnh các quan hệ trợ 

giúp do Nhà nước thực hiện từ ngân sách. Đối với các quan hệ trợ giúp do các cá nhân, tổ chức, cộng đồng dân cư… trong và ngoài nước thực hiện bằng nguồn tài chính của họ thì Nhà nước cần tác động ở mức độ nhất định để đảm bảo thực hiện đúng mục đích, đặc biệt đối với những trường hợp quy mô tổ chức và phạm vị thực hiện trợ giúp tương đối lớn, có tính ổn định. Ví dụ, người trợ giúp muốn mở trại an. dưỡng, cơ sở dạy nghề hoặc cơ sở giáo dục… cho một số đối tượng cần trợ giúp thì thường phải được Nhà nước cho phép và giám sát hoạt động chặt chẽ để đảm bảo cơ sở đó thực hiện đúng mục đích hoạt động cũng như đảm bảo quyền lợi cho những người được trợ giúp.

Nếu sự giúp đỡ của người trợ giúp được thực hiện thông qua một quỹ từ thiện thì Nhà nước cũng thường có các quy định để đảm bảo các quỹ đó hoạt động, thực hiện trợ giúp đúng đối tượng, đúng mục đích. Sự điều chỉnh đối với các quan hệ cứu trợ này có sự kết hợp giữa pháp luật của Nhà nước và ý chí của người trợ giúp. Đối với những quan hệ trợ giúp mà người trợ giúp không phải là Nhà nước, thực hiện một lần trong hoàn cảnh riêng biệt nào đó thì hầu như pháp luật không điều chỉnh. Ví dụ, một hoặc một số cá nhân, không phân biệt trong hay ngoài nước, có khả năng và lòng hảo tâm có thể tự mình giúp đỡ một hoặc một số cá nhân khác gặp khó khăn. Đó chỉ là quan hệ cứu trợ xã hội, không phải là quan hệ pháp luật cứu trợ xã hội. Điều đó do bản chất vốn có của hoạt động trợ giúp xã hội, trước hết phải là vấn để đạo lý, vấn đề xã hội, không thể chỉ là vấn đề pháp lý đơn thuần. Cũng vì vậy, quan hệ trợ giúp xã hội bao gồm cả quan hệ công và quan hệ tư; có thể là quan hệ pháp luật nhưng cũng có thể chỉ là quan hệ xã hội thuần tuý. 

Chủ thể của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội 

Chủ thể của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội là các bên tham gia quan hệ đó theo quy định của pháp luật, gồm bên thực hiện trợ giúp và người được trợ giúp. 

a.Bên thực hiện trợ giúp 

Bên thực hiện trợ giúp trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội là những cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện việc cứu tế, giúp đỡ, hỗ trợ đối với người có hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn… theo quy định của pháp luật. Họ có thể là những người có trách nhiệm phải cứu trợ hoặc cũng có thể là những người có khả năng và có lòng hảo tâm giúp đỡ người khác. Đối với các cơ quan, tổ chức, năng lực pháp luật và năng lực hành vị trợ giúp xã hội xuất hiện khi cơ quan, tổ chức đó được thành lập. Đối với các cá nhân tham gia quan hệ với tư cách là người trợ giúp, năng lực pháp luật cứu trợ xã hội phụ thuộc vào quy định của pháp luật dân sự, khi cá nhân có khả năng thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản riêng của mình một cách độc lập. Năng lực hành vi trợ giúp xã hội phát sinh khi cá nhân đó có năng lực pháp luật dân sự và có tài sản để thực hiện việc trợ giúp xã hội. 

Theo pháp luật hiện hành, Nhà nước có trách nhiệm hỗ trợ cho các công dân của mình khi họ lâm vào hoàn cảnh khó khăn. Nhà nước thực hiện việc trợ giúp thông qua uỷ ban nhân dân các cấp, nơi người thuộc diện trợ giúp xã hội cư trú hoặc thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội tại cộng đồng. Kinh phí hoạt động chủ yếu của trợ giúp xã hội được lấy từ ngân sách của nhà nước. Bên cạnh hệ thống cơ quan nhà nước, các quỹ từ thiện, các cơ sở bảo trợ ngoài công lập hoạt động theo quy định của pháp luật cũng trở thành chủ thể thực hiện trợ giúp trong quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội. 

b. Người được trợ giúp 

Người được trợ giúp là những cá nhân, hộ gia đình, những thành viên trong xã hội thực sự đang gặp hoàn cảnh khó khăn. rủi ro, bất hạnh. Cũng như các quan hệ pháp luật an sinh khác. pháp luật cho phép các cá nhân có quyền hưởng trợ giúp xã hội từ khi mới sinh ra. Họ có thể thực hiện quyền đó độc lập hoặc thông qua người đại diện, người giám hộ hợp pháp hoặc thông qua các cơ sở bảo trợ xã hội mà họ đangg sinh sống. tuỳ thuộc vào năng lực hành vi dân sự của họ. Tuy nhiên, không có nghĩa là tất cả các cá nhân trong xã hội cho rằng mình đang gặp rủi ro bất hạnh, xin được trợ cấp thì đều có thể được hưởng trợ cấp. Để được hưởng chế độ trợ giúp trên thực tế, họ phải thuộc những trường hợp pháp luật quy định và phải được địa phương (nơi họ cư trú) xác nhận. Theo quy định của pháp luật. đối tượng được trợ giúp bao gồm trẻ mồ côi, người già cô đơn không nơi nương tựa. người tàn tật nặng, người tâm thần mãn tính. Những người này do không thể tự lo được cuộc sống của chính bản thân mình và cũng không có người thân nuôi dưỡng nên thường là những đối tượng được hưởng chế độ trợ giúp thường xuyên. có thể tại nơi cư trú hoặc tại các cơ sở bảo trợ xã hội. Ngoài Ta, một số cá nhân hoặc hộ gia đình gặp khó khăn do hậu quả của thiên tai hoặc những khó khăn khác cũng được trợ giúp từ phía nhà nước hoặc cộng đồng. Tuy nhiên, những đối tượng này thường chỉ được hưởng trợ giúp đột xuất (cứu trợ một lần) bởi hoàn cảnh khó khăn đối với họ chỉ có tính thời điểm, sau đó tự bản thân họ có thể khắc phục được hoàn cảnh đó. Nếu không khắc phục được, đủ điều kiện để trợ giúp thường xuyên thì họ cũng được hưởng chế độ này. 

Nội dung của quan hệ pháp luật trợ giúp xã hội 

Đối với các quan hệ trợ giúp xã hội do pháp luật điều chỉnh, các bên quan hệ cũng có những quyền và nghĩa vụ pháp lý như những quan hệ pháp luật khác. Cụ thể: 

Các cơ quan, tổ chức thực hiện chức năng trợ giúp xã hội của Nhà nước, các cơ sở bảo trợ xã hội có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: 

– Quản lý đối tượng thuộc diện trợ giúp xã hội theo sự phân cấp của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo chức năng đã được xác định; 

– Có trách nhiệm thực hiện các chế độ trợ giúp xã hội kịp thời, đúng pháp luật;

– Tiếp nhận, sử dụng và quản lý các nguồn kinh phí và hiện vật do các tổ chức cá nhân đóng góp và giúp đỡ từ thiện, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng. N 5. Người được trợ giúp có các quyền và nghĩa vụ cơ bản sau đây: 

– Được hưởng trợ cấp một lần hoặc hàng tháng tuỳ thuộc đối tượng trợ giúp do pháp luật quy định; 

– Nếu thuộc diện nuôi dưỡng tại các cơ sở tập trung. được trợ cấp bằng hiện vật đối với các nhu cầu sinh hoạt thiết thực; 

– Được tạo điều kiện trong học nghề và việc làm (đặc biệt đối với trẻ mồ côi); 

– Được trợ giúp về y tế, giáo dục tuỳ thuộc từng đối tượng: 

– Người được trợ giúp cũng phải thực hiện đúng các quy định của pháp luật về thủ tục cứu trợ, trung thực về điều kiện trợ giúp.

Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế

Khái niệm

Con người, từ khi sinh ra tới khi mất đi, hầu như không ai tránh khỏi được quy luật “sinh, lão, bệnh, tử”. Đó là những khó khăn không thể lường trước mà mỗi cá nhân phải đối mặt nhưng nhiều khi lại vượt quá khả năng khắc phục của họ. Cộng đồng xã hội, đặc biệt là nhà nước không thể bỏ mặc các thành viên, các công dân trong hoàn cảnh ốm đau không có thuốc thang hoặc do chi phí điều trị những bệnh hiểm nghèo vượt quá khả năng chi trả của họ và gia đình. Việc tổ chức quản lý các rủi ro này để bảo đảm an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân làm xuất hiện quan hệ bảo 

hiểm xã hội mới là quan hệ bảo hiểm y tế. Thực tế, mọi thành viên xã hội đều có nhu cầu và có thể tham gia quan hệ này và vì vậy, nó ngày càng có độ bao phủ rộng và được pháp luật điều chỉnh. 

Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế là các quan hệ xã hội hình thành giữa người tham gia bảo hiểm y tế, tổ chức bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế trong quá trình khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho người tham gia bảo hiểm y tế do nhà nước tổ chức, quản lý theo quy định của pháp luật. 

Đặc điểm 

Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế thể hiện khá rõ nét hầu hết các đặc điểm chung của quan hệ pháp luật an sinh xã hội. Với tư cách là một nhánh cụ thể của quan hệ pháp luật an sinh xã hội, quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế có những đặc điểm riêng sau: 

– Quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế là loại quan hệ pháp luật bảo hiểm xã hội đặc biệt. Đặc điểm này trên cơ sở nghĩa rộng của bảo hiểm xã hội. Thực tế, có thể quan niệm rằng những hình thức bảo hiểm nào mang tính xã hội, tính phi lợi nhuận, nhằm giải quyết các nhu cầu xã hội, không nhằm mục đích kinh doanh… đều có thể thuộc khái niệm bảo hiểm xã hội. Như vậy, bảo hiểm y tế thuộc về phạm vi này. Tuy nhiên, bảo hiểm y tế khác với các chế độ bảo hiểm xã hội khác chủ yếu ở đối tượng bảo hiểm. Nếu đối tượng bảo hiểm của bảo hiểm y tế là các chi phí khám chữa bệnh, thuốc men… cho người tham gia bảo hiểm y tế khi bị ốm đau, sinh con… thì đối tượng bảo hiểm của các chế độ bảo hiểm xã hội (theo righĩa hẹp) là phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm vì các rủi ro đã được pháp luật quy định… 

– Quyền và nghĩa vụ chủ yếu của các bên tham gia quan hệ bảo hiểm y tế không phải là nguồn vật chất được trợ cấp mà là cung cấp dịch vụ, thuốc, vật tư y tế… trong quá trình khám chữa bệnh và chăm sóc y tế cho người tham gia bảo hiểm y tế. 

Chủ thể quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế

Người tham gia đóng bảo hiểm y tế 

Người tham gia đóng bảo hiểm y tế là người có trách nhiệm phải đóng phí để hình thành quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. | Tùy theo trình độ quản lý rủi ro của mỗi nước, mỗi thời kỳ mà mức độ rộng hẹp của người tham gia đóng bảo hiểm y tế được quy định khác nhau. Nhìn chung, các hệ thống bảo hiểm y tế thường quản lý rủi ro từ mức độ hẹp đến rộng và diện rộng nhất mà mỗi nhà nước hướng tới là thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. 

Theo Luật bảo hiểm y tế năm 2008, người tham gia đóng bảo hiểm y tế ở Việt nam gồm những người lao động đang có thu nhập (đóng bảo hiểm y tế cho họ và các thân nhân có trách nhiệm phải nuôi dưỡng), người sử dụng lao động tham gia đóng hỗ trợ bảo hiểm y tế cho những người lao động mà họ đang sử dụng), tổ chức bảo hiểm xã hội (tham gia đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng đang hưởng bảo hiểm xã hội hàng tháng) và ngân sách nhà nước (tham gia đóng bảo hiểm y tế cho các đối tượng là hộ nghèo, người có công, trẻ em dưới 6 tuổi…) 

Việc xác định đối tượng tham gia đóng quỹ như trên đã mở rộng hơn nhiều so với thời kỳ trước, bước đầu thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân ở nước ta. 

Người hưởng bảo hiểm y tế 

Người hưởng hiểm y tế là người đã thực hiện trách nhiệm đóng phí hoặc được người khác đóng phí bảo hiểm y tế và được hưởng các chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 

Như vậy, đối tượng hưởng bảo hiểm y tế bao giờ cũng phụ thuộc vào việc họ có đóng phí hoặc được người khác đóng phí bảo hiểm y tế cho họ hay không. Đây là điều kiện không chỉ để xác định quyền hưởng của họ mà còn để quỹ bảo hiểm y tế trở thành quỹ tài chính độc lập, có nghĩa vụ và có khả năng cân đối thu chi, không phụ thuộc vào ngân sách nhà nước. N Ở nước ta hiện nay, Luật bảo hiểm y tế đã quy định 25 đối tượng, bao gồm mọi người dân và người nước ngoài được nhà nước Việt Nam cấp học bổng học tập ở Việt Nam đều thuộc đối tượng tham gia và hưởng bảo hiểm y tế. 

Bên thực hiện bảo hiểm y tế 

Bên thực hiện bảo hiểm y tế là cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức thực hiện chức năng thu, quản lý quỹ và khám chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 

– Nếu xét trong phạm vi chủ thể của một quan hệ bảo hiểm nói chung thì bên thực hiện bảo hiểm y tế là bên nhận bảo hiểm. Với tính đặc thù của công tác bảo hiểm y tế, bên thực hiện bảo hiểm y tế gồm có hai loại cơ quan là tổ chức bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. 

– Tổ chức bảo hiểm y tế là tổ chức có chức năng thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm y tế, thu, quản lý và  sử dụng quỹ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. 

Theo quy định của pháp luật hiện hành. Bảo hiểm xã hội Việt Nam đồng thời là tổ chức bảo hiểm y tế

– Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế: Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế là các trạm y tế, phòng khám. bệnh viện có ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh với tổ chức bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. | Cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến điều trị. Trong đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đầu tiên theo đăng ký của người tham gia bảo hiểm y tế và được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế. Cơ sở khám chữa bệnh theo tuyến điều trị là cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế không được đăng ký trong thẻ bảo hiểm y tế, có trách nhiệm khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định về chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật. Đó thường là các cơ sở tuyến trên, được cơ sở tuyến dưới giới thiệu chuyển bệnh nhân bảo hiểm y tế tới điều trị khi yêu cầu điều trị vượt quá khả năng chuyên môn kỹ thuật của cơ sở tuyến dưới. Với những quy định đó, hệ thống cơ sở y tế vừa đảm bảo điều trị theo yêu cầu bệnh tật của người có thẻ bảo hiểm y tế, vừa giảm tải cho bệnh viện tuyến trên khi chưa thực sự cần thiết. 

Nội dung quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế 

Nội dung quan hệ pháp luật bảo hiểm y tế là quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia quan hệ. Trong đó, giữa các chủ thể hình thành nên nhiều mối quan hệ nhỏ đan xen nhau như: Quan hệ đóng quỹ giữa người tham gia bảo hiểm y tế và cơ quan bảo hiểm y tế, quan hệ cung ứng dịch vụ khám chữa bệnh giữa cơ quan bảo hiểm y tế với cơ sở khám chữa bệnh và với người được hưởng bảo hiểm y tế… Ngoài ra, với tư cách là một hệ thống tổ chức do nhà nước thành lập, quản lý và tổ chức thực hiện, các chủ thể này không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn phải thực hiện các nghĩa vụ để đảm bảo quyền quản lý nhà nước, trong mối quan hệ với các cơ quan quản lý nhà nước.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi