Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hình thức xử phạt với xe máy chở hàng cồng kềnh
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3264 Lượt xem

Hình thức xử phạt với xe máy chở hàng cồng kềnh

Hiện nay trên nhiều tuyến đường xuất hiện không ít những chiếc xe máy chở hàng cồng kềnh. Tuy pháp luật có quy định rõ về hình thức xử phạt nhưng hành vi này vẫn thường xuyên diễn ra.

 

Câu hỏi:

Chào luật sư! Tôi là Minh hiện đang sống tại Hà Đông, Hà Nội.

Khi đi trên đường tôi thấy rất nhiều xe máy chở hàng cồng kềnh, thậm chí choán hết phần lớn làn đường, gây khó khăn thậm chí gây nguy hiểm cho các phương tiện khác khi tham gia giao thông. Xin hỏi luật sư hình thức xử phạt đối với những xe máy chở hàng cồng kềnh như thế nào?

Trả lời:

Điểm a khoản 4 điều 30 luật giao thông đường bộ quy định:

“4. Người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy khi tham gia giao thông không được thực hiện các hành vi sau đây:

a, Mang, vác vật cồng kềnh;”

Thêm vào đó, Khoản 4, Điều 18, Thông tư 07/2010/TT-BGTVT của Bộ GTVT, quy định về tải trọng, khổ giới hạn của đường bộ cho các loại phương tiện chở hàng hóa lưu thông trên đường. Cụ thể như sau:

“Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ

4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,30 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,50 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy là 2,0 mét.

Như vậy, hành vi mang vác, chở hàng cồng kềnh là trái với quy định của luật giao thông đường bộ.

Đối với lỗi người điều khiển xe máy, xe mô tô mang vác, chở hàng cồng kềnh, pháp luật có quy định cụ thể hình thức xử lý trong nghị định 171/2013/NĐ- CP quy định về xử lý vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt.

Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

4.Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Người điều khiển xe hoặc người ngồi trên xe bám, kéo, đẩy xe khác, vật khác, dẫn dắt súc vật, mang vác vật cồng kềnh; người ngồi trên xe đứng trên yên, giá đèo hàng hoặc ngồi trên tay lái; xếp hàng hóa trên xe vượt quá giới hạn quy định; điều khiển xe kéo theo xe khác, vật khác;”

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi