Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1260 Lượt xem

Hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Nhân lúc tôi đi ra ngoài, có tên trộm đã lẻn vào nhà lấy được cái ti vi, may mà tôi bắt được. Trong nhà tuy có vợ tôi, nhưng cô ấy bị bại liệt, chỉ nhìn thấy tên này vào nhà lấy đồ mà không thể ngăn cản được. Hắn cũng biết điều đó, nên ngang nhiên đi vào đi ra mà chả sợ gì cả. Vậy hành vi này thuộc tội danh gì, hình phạt như thế nào.

Câu hỏi:

Gia đình tôi chẳng may gặp một biến cố lớn, vợ tôi bị tai nạn lao động, chấn thương cột sống, giờ tuy vẫn ý thức được, trí não không gặp tổn thương gì nhưng lại không thể đi lại được, cả ngày chỉ nằm yên một chỗ. Hôm đó, tôi ra ngoài đi chợ, để vợ ở nhà một mình, đến lúc về thì bắt quả tang được một thanh niên đang lấy nhiều tài sản từ trong nhà đi ra, ước tính lên tới 10 triệu đồng. Sau khi tra hỏi, tên trộm khai nhận vì đã theo dõi nên biết ở nhà tôi, vợ tôi hoàn toàn bại liệt, nên nhân lúc tôi không có nhà đã đi vào lấy cắp tài sản. Mặc dù vợ tôi nhìn thấy hết nhưng không thể làm gì được, hắn cứ thế ngang nhiên lấy đồ đi ra. Tôi đã giao hắn cho công an giải quyết. Vậy xin hỏi, đây có phải là tội trộm cắp không, hình thức xử lý ra làm sao.

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật sư của Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Công nhiên chiếm đoạt tài sản

1.  Về việc xác định tội danh

Với hành vi bạn đã kể ở trên, có thể khẳng định đây là tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

–  Đặc điểm nổi bật của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản là người phạm tội ngang nhiên lấy tài sản trước mắt người quản lý tài sản mà họ không làm gì được (không có biện pháp nào ngăn cản hành vi chiếm đoạt tài sản của người phạm tội hoặc nếu có thì không đem lại hiệu quả, tài sản vẫn bị người phạm tội lấy đi một cách công khai.

Tính chất công khai và trắng trợn của hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản thể hiện ở chỗ người phạm tội không giấu giếm hành vi phạm tội của mình, trước, trong và sau khi bị mất tài sản, người bị hại biết ngay người lấy tài sản của mình nhưng không thể giữ được.

–  Người phạm tội thường thực hiện với thủ đoạn lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản hoặc lợi dụng hoàn cảnh khách quan khác như thiên tai, hỏa hoạn, bị tai nạn, chiến tranh… để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người phạm tội gây ra, họ chỉ lợi dụng hoàn cảnh đó làm cho người bị hại lâm vào hoàn cảnh không thể bảo vệ tài sản của mình mà ra tay chiếm đoạt. Nếu hoàn cảnh đó do chính người phạm tội gây ra thì hành vi chiếm đoạt tài sản của người này sẽ cấu thành tội phạm khác.

Trong trường hợp của bạn, người phạm tội đã lợi dụng việc vợ bạn tuy có mặt ở nhà, chứng kiến hết sự việc nhưng vì bệnh tật mà không thể ra tay ngăn cản để chiếm đoạt tài sản. Đồng thời, giá trị chiếm đoạt lên tới 10 triệu đồng đã đủ để bị xử lý hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản.

2.  Hình phạt đối với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Theo Điều 172 Bộ luật hình sự 2015 về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản:

“1. Người nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

b) Hành hung để tẩuthoát;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Chiếm đoạt tài sản là hàng cứu trợ;

đ) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại một trong các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;

c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này.

c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.”

Như vậy, với số tiền chiếm đoạt được là 10 triệu đồng thì người phạm tội có thể bị xử phạt theo khoản 1 hoặc khoản 2 điều 172 tùy vào việc người đó có thuộc một trong các trường hợp sau không:

Hình phạt của tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

–  Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

–  Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự 2015, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

–  Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

–  Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng.

Như vậy, trong trường hợp này người thanh niên đó có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi