Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hành vi móc ví xử lý theo tội trộm cắp tài sản
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2007 Lượt xem

Hành vi móc ví xử lý theo tội trộm cắp tài sản

Kính gửi Công ty Luật Hoàng Phi, tôi có thắc mắc muốn nhờ quý Công ty tư vấn giúp, thì đối với hành vi móc ví sẽ xử lý theo tội trộm cắp tài sản hay tội cướp giật tài sản, mức xử phạt như thế nào?.

Nội dung câu hỏi:

Trước đây, anh họ tôi đã từng có tiền án về tội cướp giật tài sản. Ngày 26.12.2015, khi đang trên xe buýt thấy ví tiền của người khác để ở túi quần sau, gần tới điểm dừng anh có hành vi thò tay vào túi rút ra. Chủ ví phát hiện và hô hoán, bị phát hiện anh họ tôi giật lấy ví tiền bỏ chạy. Sau đó anh họ tôi bị công an phường bắt, hiện tại đang bị tạm giam, chờ hoàn thiện hồ sơ. Cho tôi hỏi, nếu anh họ tôi khai báo thành khẩn và phía gia đình tôi đã bồi thường cho người bị thiệt hại thì khung hình phạt áp dụng xử lý trong trường hợp này như thế nào?.

Trả lời tư vấn:

Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:

Hành vi móc ví xử lý theo tội trộm cắp tài sản

Hành vi móc ví xử lý theo tội trộm cắp tài sản

Theo những thông tin bạn cung cấp, chúng tôi nhận định rằng, ý định xuất phát ban đầu của anh bạn là trộm cắp tài sản với hành vi lén lút móc ví của người khác, nhưng khi bị chủ sở hữu phát hiện thì anh bạn có hành vi giật lại tài sản đó và bỏ chạy, khi thực hiện hành vi này cũng đồng nghĩa với việc tội danh của anh bạn thay đổi từ tội trộm cắp tài sản sang cướp giật tài sản (căn cứ theo Điều 136 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009).

Yếu tố cấu thành tội cướp giật tài sản là có hành vi giật tài sản (nhanh chóng, công khai), có thể kết hợp với các thủ đoạn như lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản không chú ý, bất ngờ giật lấy tài sản, hoặc lợi dụng chủ sở hữu hoặc người có trách nhiệm quản lý tài sản đang bị vướng mắc hoặc đang điều khiển phương tiện giao thông để giật tài sản…Chạy trốn là một đặc trưng của tội cướp giật tài sản, nhưng không phải là dấu hiệu bắt buộc. Với hậu quả là người phạm tội giật được tài sản.

Với trường hợp anh bạn đã từng có tiền án hình sự, căn cứ vào quy định tại Điều 64 Bộ Luật Hình sự 2009 để xác định thời hạn xóa án tích nếu từ khi chấp hành xong bản án hoặc từ khi hết thời hiệu thi hành bản án người đó không phạm tội mới trong thời hạn sau đây thì sẽ đương nhiên được xóa án tích:

– Một năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc phạt tù nhưng được hưởng án treo;

– Ba năm trong trong trường hợp hình phạt là tù đến ba năm;

– Năm năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên ba năm đến mười lăm năm;

– Bảy năm trong trường hợp hình phạt là tù từ trên mười lăm năm.

Nếu trường hợp anh bạn trong thời gian chưa được xóa án tích mà phạm tội mới thì sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tái phạm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Hình sự hoặc áp dụng tình tiết tăng nặng định khung tái phạm nguy hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 136 của Bộ luật Hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT HÌNH SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi