Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hành vi lừa đảo tiền để xin việc, chạy việc thì xử lý như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1790 Lượt xem

Hành vi lừa đảo tiền để xin việc, chạy việc thì xử lý như thế nào?

Cháu tôi có nhờ một người xin việc và đưa cho người đó tất cả là 120 triệu nhưng cuối cùng người đó không xin được việc. Gia đình cháu tôi đòi nhiều lần thì người đó trả 40 triệu và viết giấy vay nợ 80 triệu còn lại hẹn 2 tháng sau trả nhưng vẫn chưa trả. Tôi xin hỏi gia đình cháu tôi phải làm gì bây giờ thưa Luật sư

 

Câu hỏi:

Cháu tôi học ngành giáo viên mầm non, cháu có quen một chị qua người bạn của mình và có nhờ chị ta xin việc cho. Chị ta nhận lời và bảo gia đình cháu tôi đưa cho chị ta 60 triệu trước, khi nào xin được việc thì đưa  thêm 60 triệu. Sau đó không thấy tin tức gì về việc có xin được việc hay không nhưng chị ta lại đòi gia đình cháu thêm 60 triệu sẽ có việc luôn. Lần này thì gia đình cháu có viết giấy biên nhận tiền với chị ta. Sau đó cháu tôi vẫn không có việc làm hỏi ra mới biết chị ta không xin được việc vì cháu tôi không có tên trong danh sách trúng tuyển. Gia đình cháu tôi đã đòi lại tiền thì chị ta cứ lần lữa ngày này qua ngày khác không trả. Gia đình cháu tôi đòi nhiều lần thì chị ta trả 40 triệu và viết giấy vay nợ 80 còn lại với gia đình cháu tôi, hẹn 2 tháng sau trả nốt nhưng bây giờ hết 2 tháng chị ta vẫn không trả. Thưa Luật sư vậy bây giờ gia đình cháu tôi phải làm như thế nào, cháu tôi có vi phạm pháp luật không, xin việc và viết giấy vay nợ có vi phạm pháp luật không?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho Luật Hoàng Phi, về câu hỏi của bạn chúng tôi trả lời như sau:

–  Về giao dịch dân sự giữa gia đình cháu bạn và chị ta (tạm gọi là A): 

Theo quy định tại Điều 116 Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự: “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.”

Theo quy định tại Điều 123 Bộ Luật Dân sự 2015 về giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội:

“Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

Như vậy, việc nhận tiền, chạy việc là hành vi không được pháp luật cho phép nên đây là giao dịch trái pháp luật, bị coi là vô hiệu. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

–  Về trách nhiệm hình sự:

Theo thông tin bạn cung cấp, ban đầu A có nhận tiền để xin việc cho cháu bạn. Nếu ngay từ đầu A nghĩ rằng A có khả năng xin việc cho cháu bạn và có thực hiện các hành vi để xin việc như làm hồ sơ, lợi dụng mối quan hệ, chạy tiền…nhưng lại không xin được việc và có hành vi chiếm đoạt tài sản bằng cách không trả lại tiền cho gia đình bạn thì cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Còn trường hợp ngay từ đầu chị ta chỉ nói dối để gia đình bạn đưa tiền mà không hề có mối quan hệ hay hành vi chạy việc nào thì cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Điều 139 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009.

Tuy nhiên, 60 triệu mà A nhận của gia đình về sau có viết giấy biên nhận, nếu các bên đều coi đây là giao dịch vay tiền, nếu A không có dấu hiệu lừa đảo hoặc bỏ trốn thì việc này không mang tính chất hình sự.Tuy nhiên nếu qua điều tra xác minh được đây không phải là giao dịch vay tiền mà là xin chạy việc và nếu A là người có chức vụ quyền hạn liên quan đến việc xin việc thì đây có thể được xem là hành vi đưa và nhận hối lộ. A có thể bị truy cứu về tội nhận hối lộ – Điều 279 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009.

“Điều 279. Tội nhận hối lộ

1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn, trực tiếp hoặc qua trung gian đã nhận hoặc sẽ nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác dưới bất kỳ hình thức nào có giá trị từ năm trăm nghìn đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Lạm dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Biết rõ của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

đ) Đòi hối lộ, sách nhiễu hoặc dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Trường hợp A không phải người có chức vụ mà chỉ nhận tiền để chạy việc cho cháu bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội môi giới hối lộ – Điều 290 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009.

“1.  Người nào làm môi giới hối lộ mà của hối lộ có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới mười triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc vi phạm nhiều lần, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

c) Biết của hối lộ là tài sản của Nhà nước;

d) Phạm tội nhiều lần;

đ) Của hối lộ có giá trị từ mười triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ tám năm đến mười lăm năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới ba trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Của hối lộ có giá trị từ ba trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

4.  Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một lần đến năm lần giá trị của hối lộ.”

Tuy nhiên, sau đó A đã trả gia đình cháu bạn 40 triệu và viết giấy vay nợ 80 triệu còn lại, hẹn 2 tháng sau sẽ trả. Đây được coi là là giao dịch dân sự nếu A không bỏ trốn hay lừa đảo thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Trường hợp A không trả gia đình cháu bạn 80 triệu mà bỏ trốn sẽ cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản – Điều 139 Bộ Luật hình sự sửa đổi, bổ sung 2009.

” 1.  Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

2.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

g) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

Hành vi lừa đảo tiền để xin việc, chạy việc thì xử lý như thế nào ?

4.  Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5.Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Nói tóm lại, với trường hợp của bạn thì hiện tại A có vay có của gia đình cháu bạn 80 triệu, nếu A có dấu hiệu lừa đảo hay bỏ trốn thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.  

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi