Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hành vi đốt pháo nổ có thể cấu thành tội gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2494 Lượt xem

Hành vi đốt pháo nổ có thể cấu thành tội gì?

Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật này, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra

Câu hỏi:

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi là Lên Văn Lai. Tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Hành vi đốt pháo nổ có thể phạm tội gì? Tôi xin cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hành vi đốt pháo nổ có thể cấu thành tội gì?

Hành vi đốt pháo

Căn cứ theo Phần II Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC- TANDTC ngày 25/12/2008 của Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn việc truy cứu trách nhiệm hình sự đối với các hành vi sản xuất, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng trái phép pháo nổ và thuốc pháo (gọi tắt là Thông tư liên tịch số 06/2008/TTLT-BCA-VKSNDTC-TANDTC) quy định:

“1. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo khoản 1 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

a) Đốt pháo nổ ở nơi công cộng, những nơi đang diễn ra các cuộc họp, những nơi tập trung đông người;

b) Đốt pháo nổ ném ra đường, ném vào người khác, ném vào phương tiện khác đang lưu thông, ném từ trên cao xuống, đốt pháo nổ mang theo xe đang chạy;

c) Đốt pháo nổ gây thiệt hại sức khỏe, tài sản của người khác nhưng mức độ thiệt hại chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự về một tội khác;

d) Đốt pháo nổ với số lượng tương đương từ lkg đến dưới 5 kg đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,1 kg đến dưới 0,5 kg đôi với thuốc pháo;

e) Đốt pháo nổ với sô” lượng dưới 1 kg pháo thành phẩm hoặc dưới 0,1 kg đốĩ với thuốc pháo và đã bị xử lý hành chính về hành vi đôt pháo nổ hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Người nào đốt pháo nổ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 Điều 245 Bộ luật Hình sự:

Đã bị kết án về tội “gây rối trật tự công cộng” theo mục 1 phần II Thông tư này;

a) Lôi kéo, kích động trẻ em hoặc lôi kéo, kích động nhiều người cùng đốt pháo;

b) Cản trở, hành hung người can ngăn (gồm người thi hành công vụ, người bảo vệ trật tự công cộng hoặc người khác ngăn chặn không cho đốt pháo nổ);

c) Đốt pháo nổ với sô’ lượng tương dương từ 5 kg trỏ lên đối với pháo thành phẩm hoặc tương đương từ 0,5 kg thuốc pháo trỏ lên.

Hành vi đốt pháo nổ có thể cấu thành tội gì?

3. Người nào đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật này, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra. Ví dụ: Nếu đốt pháo nổ gây thương tích hoặc gây tổn hại đến sức khỏe người khác đến mức phải xử lý hình sự thì vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” quy định tại Điều 245 Bộ luật Hình sự, vừa bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác” quy định tại Điều 104 Bộ luật Hình sự.”

Căn cứ vào các quy định trên, hành vi đốt pháo nổ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác thì ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “gây rối trật tự công cộng” theo Điều 245 Bộ luật Hình sự, người vi phạm có thê bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh khác quy định trong Bộ luật này, tương xứng với hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người khác do hành vi đốt pháo gây ra.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi