Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng có phải bồi thường không?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4430 Lượt xem

Hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng có phải bồi thường không?

Lúc tôi lên dốc thì gió làm đổ một cây bên đường khiến tôi bị ngã, một số hàng hóa theo đó bị hư hỏng. Bên cửa hàng bắt tôi bôi thường số hàng hóa bị hỏng thì có đúng không?

 

Câu hỏi:

Tôi là một người chở hàng cho một cửa hàng tạp hóa. Tôi nhận nhiệm vụ chở hàng từ cửa hàng chính đến chi nhánh nhỏ ở cách đó 10km. Trong quá trình tham gia gia thông, tôi có đủ các giấy tờ, có chằng buộc hàng hóa cẩn thận. Hôm đó trời mưa to, tôi cũng đã từ chối nhưng bên của hàng nhỏ thiếu hàng nên nói tôi giao giúp, họ sẽ trả thêm tiền vào ngày hôm đó. Đúng lúc tôi lên dốc thì gió làm đổ một cây bên đường khiến tôi bị ngã, một số hàng hóa theo đó bị hư hỏng. Bên cửa hàng bắt tôi bôi thường số hàng hóa bị hỏng thì có đúng không?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng có phải bồi thường không?

Bồi thường thiệt hại

Thứ nhất: Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được pháp luật quy định như thế nào?

Xuất phát từ những quy định, những nguyên tắc của pháp luật nói chung và luật dân sự nói riêng, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có điều kiện sau:

–  Có thiệt hại xảy ra

Có thể hiểu thiệt hại là những tổn thất thực tế được tính thành tiền, do việc xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản của cá nhân, tổ chức khác.

+ Thiệt hại về vật chất là tổn thất vật chất thực tế xác định được, bao gồm tổn thất về tài sản, chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút (theo khoản 2 Điều 361 Bộ luật dân sự 2015).

+   Thiệt hại về tinh thần theo khoản 3 Điều 361 Bộ luật dân sự 2015 là tổn thất về tinh thần do bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín và các lợi ích nhân thân khác của một chủ thể.

+    Thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm theo quy định tại khoản 1 Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

–  Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

–  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

–  Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

–  Thiệt hại khác do luật quy định.

+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm uy tín bị xâm phạm theo Điều 592 Bộ luật dân sự 2015 bao gồm:

–  Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

–  Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

–  Thiệt hại khác do luật quy định.

  Hành vi gây thiệt hại là hành vi trái pháp luật.

Quyền được bảo vệ tính mạng, sức khoẻ, danh dự, uy tín, tài sản là một quyền tuyệt đối của mọi công dân, tổ chức. Mọi người đều phải tôn trọng những quyền đó của chủ thể khác, không được thực hiện bất cứ hành vi nào “xâm phạm” đến các quyền đó.

–  Có lỗi của người gây thiệt hại.

Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm dân sự khi họ có lỗi. Xét về hình thức lỗi là thái độ tâm lý của người có hành vi gây thiệt hại, lỗi được thể hiện dưới dạng cố ý  hay vô ý.

Cố ý gây thiệt hại là trường hợp người đó nhận thức rõ hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn thực hiện và mong muốn hoặc không mong muốn, nhưng để mặc cho thiệt hại xảy ra.

Vô ý gây thiệt hại là người đó không thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại mặc dù phải biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy trước hành vi của mình có khả năng gây ra thiệt hại, nhưng cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được.

Lỗi là một trong bốn điều kiện làm phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng nói riêng và trách nhiệm dân sự nói chung. Người gây thiệt hại phải chịu trách nhiệm khi họ có lỗi, có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình. Bởi vậy, những người không có khả năng nhận thức và làm chủ được hành vi của mình sẽ không có lỗi trong việc thực hiện các hành vi đó. 

Tuy nhiên, có trường hợp người gây thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu do lỗi vô ý  mà gây thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế trước mắt và lâu dài của họ hoặc thiệt hại do lỗi cố ý của người bị thiệt hại, thì không phải bồi thường.

–  Có mối liên hệ nhân quả giữa thiệt hại và hành vi trái pháp luật.

Thiệt hại xảy ra là kết quả của hành vi trái pháp luật hay ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên tắc của thiệt hại xảy ra.

Tuy nhiên, việc xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và thiệt hại xảy ra trong nhiều trường hợp rất khó khăn. Do đó cần phải xem xét, phân tích, đánh giá tất cả các sự kiện liên quan  một cách thận trọng, khách quan và toàn diện. Từ đó mới có thể rút ra được kết luận chính xác về nguyên nhân, xác định đúng trách nhiệm của người gây thiệt hại.

Thứ hai:  Nếu anh chứng minh được hàng hóa bị hư hỏng là do bất khả kháng thì anh không phải chịu trách nhiệm bồi thường.

Theo quy định tại Điều 584 Bộ luật dân sự 2015. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

“1. Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.

2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

3. Trường hợp tài sản gây thiệt hại thì chủ sở hữu, người chiếm hữu tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại, trừ trường hợp thiệt hại phát sinh theo quy định tại khoản 2 Điều này.”

Hàng hóa bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng có phải bồi thường không?

Theo như anh đã trình bày, anh đã từ chối chở hàng vào trời mưa to nhưng bên cửa hàng vẫn yêu cầu anh chở với mức thù lao cao hơn. Điều 584. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại

Theo quy định tại khoản 1 Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015: “Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.” Vì trời mưa to, cây đổ ra đường là sự kiện mà anh không thể lường trước được, cũng vì đang chở hàng hóa, lại đang lên dốc nên anh không thể khắc phục được hậu quả đã xảy ra.

Như vậy, trường hợp của anh thuộc khoản 2 Điều 584 Bộ luật Dân sự 2015 và anh không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi