Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính Giới thiệu giáo trình luật hành chính
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 608 Lượt xem

Giới thiệu giáo trình luật hành chính

Luật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó phải đòi hỏi không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo trình.

Giáo trình luật hành chính Việt Nam được biên soạn trên cơ sở Hiến pháp năm 1992 và các văn bản pháp luật hiện hành quy định về quản lý hành chính nhà nước. Nội dung bài viết dưới đấy sẽ Giới thiệu giáo trình luật hành chính cụ thể hơn.

Giới thiệu tác giả

Giáo trình luật hành chính là tổng kết kinh nghiệm nghiên cứu và giảng dạy môn học luật hành chính tại Trường Đại học Luật Hà Nội từ nhiều năm nay.

Cuốn Giáo trình Luật hành chính Việt Nam (Trường Đại học Luật Hà Nội) do tập thể tác giả là giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội biên soạn do TS. Trần Minh Hương chủ biên, gồm:

Phần chung:

1. TS. Trần Minh Hương: Chương I, IV, VIII.

2. ThS. Nguyễn Mạnh Hùng: Chương II.

3. TS. Nguyễn Văn Quang: Chương III.

4. ThS. Bùi Thị Đào: Chương V.

5. Nguyễn Phúc Thành: Chương VI.

6. ThS. Nguyễn Thị Thủy: Chương VII.

7. TS. Trần Thị Hiền: Chương IX.

8. ThS. Hoàng Quốc Hồng: CHương X.

9. ThS. Nguyễn Trọng Bình và TS. Nguyễn Văn Quang: Chương XI.

10. ThS. Hoàng Văn Sao: Chương XII.

 Phần riêng:

1. TS. Nguyễn Ngọc Bích: Chương I.

2. TS. Nguyễn Văn Quang: Chương II.

3. Nguyễn Phúc Thành: Chương III.

4. TS. Trần Thị Hiền: Chương IV.

5. ThS. Nguyễn Ngọc Bích: Chương V.

6. TS. Trần Minh Hương: Chương VI, VII.

Giới thiệu về luật hành chính

Luật hành chính là ngành luật có hệ thống quy phạm phức tạp và thường xuyên được sửa đổi, thay thế, bổ sung để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Điều đó phải đòi hỏi không ngừng đổi mới và hoàn thiện giáo trình.

Tổng quan về giáo trình luật hành chính

Những quy phạm pháp luật hành chính là công cụ pháp lý cơ bản để thực hiện quản lý nhà nước, thực thi quyền hành pháp – một trong ba loại quyền cơ bản được phân công, phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trên cơ sở quyền lực nhà nước được thống nhất.

Do vậy, trong hệ thống đào tạo cử nhân luật học cũng như đào tạo sau đại học ngành luật, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý các cấp, v.v…, luật hành chính luôn là môn học cơ bản và ngày càng được chú trọng trong việc đổi mới cách thức giảng dạy cũng như đổi mới, sửa chữa bổ sung các giáo trình phù hợp với sự phát triển của đời sống chính trị, kinh tế – xã hội và công cuộc cải cách nền hành chính của Nhà nước ta.

Do đó, các giảng viên trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn Giáo trình Luật hành chính Việt Nam với mong muốn phục vụ công tác dạy và học bộ môn Luật hành chính ngày một hiệu quả hơn.

Nội dung chính trong giáo trình luật hành chính

Giáo trình luật hành chính được biên soạn với các cấu trúc chương mục như sau:

PHẦN CHUNG

Chương I. Luật Hành chính và quản lý nhà nước

Luật hành chính – một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam

Khoa học luật hành chính

Môn học luật hành chính

Chương II. Quy phạm và quan hệ pháp luật hành chính

Quy phạm pháp luật hành chính

Quan hệ pháp luật hành chính

Chương III. Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm và hệ thống có nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc cơ bản của quản lý hành chính nhà nước

Các nguyên tắc chính trị – xã hội

Các nguyên tắc tổ chức – kỹ thuật

Chương IV. Hình thức và phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Hình thức quản lý hành chính nhà nước

Phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Chương V. Thủ tục hành chính

Khái niệm thủ tục hành chính, các nguyên tắc xây dựng và thực hiện thủ tục hành chính

Chủ thể của thủ tục hành chính

Các loại thủ tục hành chính

Các giai đoạn của thủ tục hành chính

Cải cách thủ tục hành chính

Chương VI. Quyết định hành chính

Khái niệm và đặc điểm của quyết định hành chính

Phân loại quyết định hành chính

Trình tự xây dựng và ban hành quyết định hành chính quyết định quy phạm

Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định pháp luật khác

Tính hợp pháp và hợp lý của quyết định hành chính

Chương VII. Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Khái niệm và phân loại cơ quan hành chính nhà nước

Địa vị pháp lý hành chính của cơ quan hành chính nhà nước

Cải cách bộ máy hành chính – nội dung quan trọng của cải cách hành chính

Chương VIII. Địa vị pháp lý hành chính của cán bộ, công chức, viên chức nhà nước

Khái niệm

Quy chế pháp lý hành chính của cán bộ, công chức quy chế pháp lý hành chính của viên chức

Chương IX. Quy chế pháp lý hành chính của các tổ chức xã hội

Khái niệm và đặc điểm của tổ chức xã hội

Các loại tổ chức xã hội

Quy chế pháp lý hành chính của tổ chức xã hội

Chương X. Quy chế pháp lý hành chính của công dân, người nước ngoài

Quy chế pháp lý hành chính của công dân

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài, người không quốc tịch

Chương XI. Vi phạm hành chính và trách nhiệm hành chính

Vi phạm hành chính

Trách nhiệm hành chính

Chương XII. Bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Khái niệm và yêu cầu bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Các biện pháp pháp lý bảo đảm pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

PHẦN RIÊNG

Chương I. Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước

Khái niệm và các loại tài sản nhà nước

Quản lý nhà nước về tài sản nhà nước

Chương II. Quản lý nhà nước về hải quan

Khái niệm quản lý nhà nước về hải quan

Tổ chức và hoạt động của hải quan Việt Nam

III. Quản lý nhà nước về hải quan

Chương III. Quản lý nhà nước về dân số và lao động

Quản lý nhà nước về dân số

Quản lý nhà nước về lao động và việc làm

Chương IV. Quản lý nhà nước về văn hóa

Khái niệm văn hóa, vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế-xã hội 

Quản lý nhà nước về văn hóa

Chương V. Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Khái niệm khoa học, công nghệ, hoạt động khoa học và công nghệ

Quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ

Chương VI. Quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Khái niệm và các nguyên tắc quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động tôn giáo

Chương VII. Quản lý nhà nước về đối ngoại

Khái niệm hoạt động đối ngoại và quản lý nhà nước về hoạt động đối ngoại

Nội dung quản lý nhà nước về đối ngoại

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi