Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giải quyết vụ án đã bị cơ quan công an đình chỉ điều tra
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1253 Lượt xem

Giải quyết vụ án đã bị cơ quan công an đình chỉ điều tra

Vụ án đã bị cơ quan công an đình chỉ điều tra 8 năm trước. Chị tôi đi làm xa nhà bị hai đối tượng điều khiển xe máy gây án mạng. Cơ quan công an xem xét hồ sơ và ra quyết định đình chỉ với lý do không xác định được người cầm lái. Giờ gia đình tôi muốn tư vấn giải quyết trường hợp này như thế nào?

Câu hỏi:

Kính gửi luật sư,

Tôi muốn được tư vấn xử lý vụ việc đã bị cơ quan công an đình chỉ 8 năm nay (bằng văn bản) mà không xử lý gì. Vụ việc là chị gái tôi đi làm ăn xa và bị hai đối tượng điều khiển xe máy gây án mạng nhưng sau khi xem xét hồ sơ thì cơ quan công an lại đình chỉ điều tra vì lý do không xác nhận được đối tượng cầm lái. Gia đình chúng tôi bố mẹ già, lại ở xa nên không thể theo vụ án được, cũng nghi ngờ có mờ ám nên lực bất tòng tâm. Kính mong luật sư tư vấn để kẻ ác phải bị trừng trị. Gia đình tôi vô cùng cảm ơn! Hiện chúng tôi có trong tay giấy báo tử của bệnh viện, giấy chứng tử của địa phương và giấy đình chỉ điều tra của cơ quan công an.

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Giải quyết vụ án đã bị cơ quan công an đình chỉ điều tra

Giải quyết vụ án đã bị cơ quan công an đình chỉ điều tra

Thứ nhất: Về hành vi vi phạm của hai đối tượng trên.

Theo như bạn trình bày, hai đối tượng đã điều khiển xe máy gây án mạng cho chị bạn. Như vậy, trường hợp này, hai đối tượng này có thể phải chịu trách nhiệm hình sự đối với tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Căn cứ tại điều 202 Bộ luật hình sự 1999, đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009:

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khỏe, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Như vậy, với hành vi điều khiển xe máy gây thiệt hại về tính mạng người khác thì hai đối tượng trên có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Thứ hai: Về việc cơ quan công an đình chỉ điều tra vụ việc với lý do không xác định được đối tượng cầm lái.

Trước tiên cần hiểu đình chỉ điều tra vụ án là gì? Đình chỉ điều tra được hiểu là việc Cơ quan điều tra chấm dứt hoạt động điều tra đối với vụ án khi có căn cứ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự bằng việc ra quyết định đình chỉ điều tra. Do đó, muốn biết việc cơ quan công an ra quyết định đình chỉ điều tra có đúng với quy định của pháp luật hay không, hay là do có sự mờ ám nào đó, thì phải xem xét việc ra quyết định đình chỉ đó có thuộc vào một trong các căn cứ của pháp luật hay không.

Điều 169 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định về Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án như sau:

Điều 169. Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án

1. Viện kiểm sát ra quyết định đình chỉ vụ án khi có một trong những căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 105 và Điều 107 của Bộ luật này hoặc tại Điều 19, Điều 25 và khoản 2 Điều 69 của Bộ luật hình sự.

2. Viện kiểm sát quyết định tạm đình chỉ vụ án trong những trường hợp sau đây:

a) Khi bị can bị bệnh tâm thần hoặc bệnh hiểm nghèo khác mà có chứng nhận của Hội đồng giám định pháp y;

b) Khi bị can bỏ trốn mà không biết rõ bị can đang ở đâu; trong trường hợp này phải yêu cầu Cơ quan điều tra truy nã bị can.

3. Trong trường hợp vụ án có nhiều bị can mà căn cứ để đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án không liên quan đến tất cả các bị can, thì có thể đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án đối với từng bị can.

4. Trong trường hợp quyết định đình chỉ vụ án của Viện kiểm sát cấp dưới không có căn cứ và trái pháp luật, thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền hủy bỏ quyết định đó và yêu cầu Viện kiểm sát cấp dưới ra quyết định truy tố”.

Trường hợp này, cơ quan có thẩm quyền đã áp dụng quy định tại Điều 107 để ra quyết định đình chỉ vụ án.

Điều 107 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 quy định như sau:

Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

1. Không có sự việc phạm tội;

2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

6. Tội phạm đã được đại xá;

7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác”.

Nếu gia đình bạn xét thấy quyết định của cơ quan công an là không đúng pháp luật, xâm phạm đến quyền, lợi ích của gia đình thì có thể khiếu nại quyết định đình chỉ đó theo quy định tại điều 325 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Điều 325. Người có quyền khiếu nại

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Việc kháng cáo đối với bản án, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật, khiếu nại đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì không giải quyết theo quy định tại Chương này mà được giải quyết theo quy định tại các chương XXII, XXIV, XX và XXI của Bộ luật này.”

Tuy nhiên, việc khiếu nại này phải tuân theo các quy định về thời hiệu khiếu nại, được quy định tại điều 328 Bộ luật tố tụng hình sự 2003:

Điều 328. Thời hiệu khiếu nại

“Thời hiệu khiếu nại là mười lăm ngày, kể từ ngày nhận hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người khiếu nại cho rằng có vi phạm pháp luật.

Trong trường hợp vì ốm đau, thiên tai, địch hoạ, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu, thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại”.

Trường hợp này, gia đình bạn đã nhận được quyết định đình chỉ điều tra được 8 năm, nhưng lại chưa có đơn khiếu nại nên theo quy định tại Điều 328 Bộ Luật  Tố tụng hình sự 2003 thì thời hiệu khiếu nại trong trường hợp này đã hết, do đó gia đình bạn không thể tiến hành khiếu nại được. Tuy nhiên, nếu có căn cứ rằng thời gian từ khi ra quyết định đình chỉ đến nay, vì lý do bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khiến gia đình bạn không thực hiện được quyền khiếu nại thì bây giờ gia đình bạn vẫn có thể làm đơn khiếu nại.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi