Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Lao động – Tiền Lương Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động
  • Thứ năm, 21/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2526 Lượt xem

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

Sau khi thực hiện bước hòa giải do hòa giải viên lao động tiến hành chưa chấm dứt được tranh chấp, vụ tranh chấp sẽ chuyển đến Hội đồng trọng tài lao động giải quyết khi các bên có đơn yêu cầu giải quyết

 

1. Khái niệm giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

– Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải.

– Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân cỏ liên quan tham dự phiên họp.

Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ các bên tự thương lượng, trường họp hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án để hai bên xem xét.

Trong trường họp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên.

Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động.

Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

– Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể

2. Bình luận và phân tích quy định về giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

– Khác với tranh chấp lao động tập thể về quyền, đối với tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, sau khi thực hiện bước hòa giải do hòa giải viên lao động tiến hành chưa chấm dứt được tranh chấp, vụ tranh chấp sẽ chuyển đến Hội đồng trọng tài lao động giải quyết khi các bên có đơn yêu cầu giải quyết.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết, Hội đồng trọng tài lao động phải kết thúc việc hòa giải. Những công việc hội đồng trọng tài cần thực hiện trong thời gian này cũng tương tự những công việc mà hòa giải viên lao động và Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện cần thực hiện. Điểm cần lưu ý ở đây là khi quyết định một vấn đề cụ thể liên quan đến chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng trọng tài lao động thì phải được thảo luận và quyết định theo đa số bằng cách bỏ phiếu kín (ví dụ: khi quyết định phương án hòa giải sẽ đưa ra phiên họp chính thức để các bên tranh chấp xem xét).

– Tại phiên họp của Hội đồng trọng tài lao động phải có đại diện của hai bên tranh chấp. Trường hợp cần thiết, Hội đồng trọng tài lao động mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham dự phiên họp.

Nếu các bên có nhu cầu tự thương lương, Hội đồng trọng tài lao động có trách nhiệm hỗ trợ để các bên tự thương lượng. Chỉ khi hai bên không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động mới đưa ra phương án hòa giải (mà hội đồng đã chuẩn bị theo nguyên tắc đa số băng cách bỏ phiếu kín) để hai bên xem xét, quyết định.

Trong trường họp hai bên tự thỏa thuận được hoặc chấp nhận phương án hòa giải thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải thành đồng thời ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được hoặc một bên tranh chấp đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hoà giải không thành.

Biên bản có chữ ký của các bên có mặt, của Chủ tịch và Thư ký Hội đồng trọng tài lao động. Bản sao biên bản hoà giải thành hoặc hoà giải không thành phải được gửi cho hai bên tranh chấp trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản.

–  Sau thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải thành mà một trong các bên không thực hiện thỏa thuận đã đạt được thì tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Trong trường hợp Hội đồng trọng tài lao động lập biên bản hòa giải không thành thì sau thời hạn 03 ngày, tập thể lao động có quyền tiến hành các thủ tục để đình công.

Quy định tại Điều 206 Bộ luật Lao động năm 2012 được đánh giá là cụ thể, rõ ràng hơn quy định của Bộ luật Lao động năm 1994 (sửa đổi năm 2002, 2006) nhưng vẫn có những hạn chế cần tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện trong thời gian tới. Cụ thể:

+ Quy định tại Khoản 2 Điều 206 chưa đảm bảo tính logic và đầy đủ. Điều này thể hiện ở chỗ:

(1) Một mặt khoản này quy định khi các bên tranh chấp không thương lượng được thì Hội đồng trọng tài lao động đưa ra phương án hòa giải để các bên xem xét, nhưng lại không quy định trường hợp các bên không chấp nhận phương án này giải quyết như thế nào. Theo chúng tôi, trong hoạt động áp dụng pháp luật, trường hợp này cần được áp dụng theo hướng Hội đồng trọng tài lao động cũng sẽ lập biên bản hòa giải không thành;

(2) Khoản này mới quy định cách giải quyết của trường hợp một bên đương sự vắng mặt đến lần thứ hai không có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động sẽ lập biên bản hòa giải không thành và các bên có quyền hành động theo quy định của pháp luật. Quy định nêu trên cũng được hiểu là nếu một bên vắng mặt đến lần thứ hai mà có lý do chính đáng thì Hội đồng trọng tài lao động phải cho hoãn phiên họp và tổ chức lại lần thứ ba. Tuy nhiên, điều đáng tiếc là Bộ luật Lao động lại chưa quy định cách xử lý trường hợp lần thứ ba đương sự vẫn vắng mặt mà có lý do chính đáng. Chúng tôi cho rằng để đảm bảo quyền lợi cho bên còn lại và bảo vệ lợi ích chung, cần áp dụng pháp luật theo hướng trong trường hợp này Hội đồng trọng tài lao động cũng lập biên bản hòa giải không thành;

(3) Quy định Hội đồng trọng tài lao động có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp lập biên bản hòa giải thành nhưng không quy định giá trị pháp lý của quyết định này (không quy định trách nhiệm của các bên trong việc thực hiện quyết định và cũng không quy định cơ chế đảm bảo thi hành quyết định);

Giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích của Hội đồng trọng tài lao động

+ Bên cạnh thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích, tại điểm b Khoản 2 Điều 199 còn quy định Hội đồng trọng tài lao động có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các đơn vị sử dụng lao động không được đình công thuộc danh mục do Chính phủ quy định (bao gồm cả tranh chấp lao động tập thể về quyền và tranh chấp lao động tập thể về lợi ích), song Điều 206 Bộ luật Lao động không hề có quy định về thủ tục giải quyết tranh chấp lao động tập thể xảy ra tại các doanh nghiệp này.

+ Về cơ bản, Bộ luật Lao động năm 2012 vẫn tiếp tục quy định chức năng của Hội đồng trọng tài lao động như Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Lao động năm 2006: chỉ có chức năng hòa giải, không có chức năng xử trọng tài và ra quyết định trọng tài để phân xử tranh chấp giữa hai bên. Chỉ có bổ sung một điểm mới là Hội đồng trọng tài lao động có quyền ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các bên trong trường hợp có biên bản hòa giải thành, nhưng thực chất quy định này không có ý nghĩa thực tiễn như đã bình luận ở trên.

Như vậy, về bản chất Hội đồng trọng tài lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 không khác gì một hội đồng hòa giải, chức năng, nhiệm vụ và thủ tục thực hiện không khác gì so với hòa giải viên lao động và không ít ý kiến cho rằng việc sử dụng hội đồng trọng tài như vậy chỉ kéo dài thêm thời gian giải quyết tranh chấp lao động tập thể về lợi ích không cần thiết. Đây là điểm bất hợp lý lớn nhất mà Bộ luật Lao động năm 2012 chưa xử lý được.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?

Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?

Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?

Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi