Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Giải quyết tranh chấp để được cấp GCNQSDĐ
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3081 Lượt xem

Giải quyết tranh chấp để được cấp GCNQSDĐ

Tôi và bố mẹ tôi đã chung sống với nhau trên mảnh đất của bố mẹ suốt 30 năm mà chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do tranh chấp,nay bố mẹ tôi muốn được cấp giấy thì phải làm thế nào?

Câu hỏi:

Mình muốn nhờ tư vấn về một số vấn đề quyền thừa kế đất đai. Gia đình tôi có 3 anh em trai và 4 chị em gái. Các anh em trai gái của tôi, sau khi lập gia đình đều ra ở riêng. Chỉ có vợ chồng tôi và ba mẹ tôi ở chung với nhau.Tuy là nói ở chung nhưng vợ chồng tôi cũng có xây dựng một ngôi nhà canh ngôi nhà ba mẹ tôi để ở trong suốt hơn 30 năm qua. Vì lí do tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm nên bố mẹ tôi chưa thể làm bất kì giấy tờ sở hữu nhà đất nào cho toàn bộ khu nhà và đất mà ba mẹ tôi và vợ chồng tôi sinh sống. Tuy nhiên trong suốt hơn 30 năm qua tôi vẫn đóng thuế đầy đủ toàn bộ diện tích đất trên. Bây giờ bố mẹ tôi muốn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải làm thế nào?  Nếu sau khi ba mẹ tôi qua đời mà không để lại di chúc cho tôi đất, nhà. Thì các anh chị em rôi có quyền thừa kế đối với khu nhà và đất này không? trong khi tôi là người sống và chăm sóc bố mẹ.

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi của bạn thuộc lĩnh vực tư vấn Luật đất đai, với câu hỏi của bạn, Luật Hoàng Phi xin trả lời như sau:

Giải quyết tranh chấp để được cấp GCNQSDĐ

Giải quyết tranh chấp để được cấp GCNQSDĐ

Vấn đề thứ nhất của bạn là làm thế nào để bố mẹ bạn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất? như bạn đã trình bày thì do có tranh chấp với hàng xóm nên gia đình bạn không thể được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trường hợp của bạn là xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất, được quy định tại Luật đất đai năm 2013 như sau:

Điều 101. Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất mà không có giấy tờ về quyền sử dụng đất

1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành mà không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, có hộ khẩu thường trú tại địa phương và trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận là người đã sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất.

2. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không có các giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này nhưng đất đã được sử dụng ổn định từ trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và không vi phạm pháp luật về đất đai, nay được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp, phù hợp với quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với nơi đã có quy hoạch thì được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Như vậy, để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì bạn phải đáp ứng 2 điều kiện đó là : đất được sử dụng ổn định, không vi phạm pháp luật về đất đai, và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận là đất không có tranh chấp thì sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Gia đình bạn đã đáp ứng được yêu cầu là sử dụng ổn định đất, tính đến thời điểm hiện tại đã sử dụng được 30 năm nên được coi là sử dụng ổn định đất đai và cũng không có vi phạm về pháp luật đất đai.Tuy nhiên, mảnh đất đó lại đang tranh chấp với hàng xóm nên không đáp ứng được điều kiện thứ 2 đó là đất không có tranh chấp, Như vậy, gia đình bạn phải tiến hành giải quyết tranh chấp đất đai với nhà hàng xóm. Việc giải quyết tranh chấp được quy định như sau:

Điều 202. Hòa giải tranh chấp đất đai

1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.

5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Điều 203. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;

3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:

a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;

4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành

Như vậy, gia đình bạn và gia đình hàng xóm cần tiến hành tự hòa giải, hoặc hòa giải tại cơ sở, nếu hòa giải không thành thì sẽ gửi đến UBND cấp xã để tiếp tục hòa giải. Nếu hòa giải ở UBND cấp xã mà tiếp tục không thành thì gia đình bạn có thể gửi đơn yêu cầu UBND cấp Huyện giải quyết tranh chấp hoặc khởi kiện tại TAND có thẩm quyền theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự. Như vậy, khi mà tranh chấp về đất đai với nhà hàng xóm đã được giải quyết thì bố mẹ bạn sẽ làm những thủ tục cần thiết để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất để xác lập quyền sử dụng của mình đối với mảnh đất và tài sản trên đất.

Về vấn đề thứ hai đó là nếu bố mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì phần đất đó sẽ được xử lý như thế nào? mà như bạn đã nói thì bạn là người chăm sóc bố mẹ, các anh chị đã đi lấy chồng/vợ và có cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, nếu bố mẹ bạn không để lại di chúc thì phần đất của bố mẹ bạn vẫn được chia theo quy định của pháp luật,đó là việc chia theo hàng thừa kế, cụ thể được quy định tại Bộ Luật dân sự năm 2015 như sau:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.

Như vậy, nếu bố mẹ bạn mất mà không để lại di chúc thì theo pháp luật, các anh chị bạn vẫn được chia phần di sản là mảnh đất trên, việc chia cụ thể sẽ do gia đình bạn thỏa thuận. Vì vậy, nếu bạn đã xây nhà trên đất đó, nghĩa là bố mẹ bạn đã có thể cho bạn phần đất đó thì bạn nên bàn bạc với bố mẹ về việc viết di chúc để tránh những tranh chấp sau này.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Bị trộm lấy cắp tài sản đem đi có lấy lại được không?

Tôi bị trộm vào nhà trọ lấy đi một chiếc xe và một chiếc laptop, hiện tôi đã tìm về được chiếc laptop, trình báo với phía Công an thì khi tìm được chiếc xe máy hiện ở đâu thì tôi lấy lại bằng cách nào và có được phép...

Trường hợp nào phải cấp đổi, cấp lại biển số xe định danh

Thông tư 24/2023/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 15/8/2023 quy định Trường hợp nào phải cấp đổi, cấp lại biển số xe định...

Việc Xác nhận giấy chứng nhận ly hôn là thật hay giả?

Bạn trai tôi đã từng lập gia đình và đã ly hôn. Luật sư cho tôi hỏi, làm thế nào để có thể xác định được giấy chứng nhận ly hôn là thật hay giả? Và khi làm thủ tục kết hôn mới thì bên lãnh sự quán có thể phát hiện ra...

Tư vấn khi nào Hợp đồng vô hiệu?

Có nhiều lý do khiến cho Hợp đồng dân sự bị vô hiệu. Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6557 tư vấn cho Quý khách hàng để Khách hàng lưu ý khi giao kết và thực hiện Hợp...

Điểm mới của Luật đất đai 2013 về kỳ kế hoạch sử dụng đất

Kính chào Luật Hoàng Phi, mong Luật Hoàng Phi giúp tôi giải đáp về những điểm mới của Luật đất đai 2013 về kỳ kế hoạch sử dụng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi